- Lượt xem: 1056

Việt Nam đang ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics như thế nào? Giải pháp nào cho e-logistics Việt Nam? Những vấn đề trên đã được đề cập đến trong cuộc thi Vietnam Young Logistics Talents 2018 và dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều sinh viên trên cả nước.

Đặt vấn đề ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics

Vietnam Young Logistics Talents 2018 là cuộc thi về Logistics đầu tiên tại Việt Nam dành cho sinh viên trên cả nước. Chương trình do Mạng lưới đào tạo Logistics Việt Nam kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Ngày 27/10/2018 vừa qua đã diễn ra vòng thi bán kết khu vực ở cả 2 miền Bắc – Nam và thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên cũng như các doanh nghiệp để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Giải pháp nào cho việc ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam?

4 chủ đề được đưa ra bao gồm:

  • Chi phí Logistics
  • Ứng dụng Thương mại điện  tử vào Logistics (e-Logistics)
  • Cách mạng 4.0 và Logistics
  • Giải cứu nông sản
Ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics
Ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics

Trong đó, vấn đề đáng quan tâm lớn nhất là ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics. Chúng ta có thể thấy, một khi ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics hiệu quả, chi phí Logistics sẽ được giảm thiểu đáng kể, vấn đề nông sản cũng dễ dàng được giải quyết hơn.

Mặt khác, có thể chủ đề 4.0 quá lớn lao để sinh viên có thể giải quyết được chỉ vỏn vẹn trong 4 giờ của cuộc thi nên giải pháp còn mang tính lý thuyết. Thay vào đó, thương mại điện tử thực sự là chủ đề đang được sinh viên quan tâm rất lớn và phù hợp với xu hướng phát triển Logistics của Việt Nam. Nhờ vậy, đã có những giải pháp thiết thực cho việc ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics  được các đội thi đưa ra trong cuộc thi lần này. 

Tác động của Thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam

Thời đại vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL) do khách hàng thay đổi hành vi

Khi Việt Nam chưa ứng dụng thương mại điện tử vào logistics, vận chuyển nguyên công (FCL – full container load) là hình thức vận chuyển chính trong logistics. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức này không phù hợp với đặc điểm ngành Logistics ở Việt Nam. Đặc biệt, khi logistics gắn liền với thương mại điện tử, cùng với sự thay đổi của hành vi mua hàng của khách hàng, hình thức vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL – Less than container load) trở nên hợp lý hơn.

Bán hàng online phát triển kéo theo nhu cầu vận chuyển nhanh với số lượng khách hàng lớn và phân tán rộng khắp vùng miền có Internet. Mặt khác, các công ty Việt Nam chưa đủ điều kiện để mua một khối lượng hàng hóa lớn như các công ty nước ngoài. Những đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp logistics phải quan tâm tới giải pháp hạn chế hàng tồn kho và gom hàng tối ưu, tiết kiệm chi phí.

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng do xu hướng bán hàng đa kênh (Omni – channel)

Xu hướng bán hàng đa kênh (Omni – channel) là một phương thức thương mại tất yếu trong kinh doanh. Với omni – channel, khách hàng sẽ đặt hàng online và nhận hàng tại cửa hàng. Vì vậy, các nhà kinh doanh không còn chỉ tập trung vào bán hàng online hay bán hàng offline nữa mà phải có sự kết hợp linh hoạt giữa 2 hình thức này. Từ một kho hàng tổng, các doanh nghiệp có xu hướng tách biệt trung tâm quản lý đơn hàng và trung tâm phân phối hàng hóa riêng.

Thực trạng của Thương mại điện tử và Logistics tại Việt Nam

Chi phí Logistics cao

Theo VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), chi phí Logistics Việt Nam còn khá cao, khoảng hơn 16,8%. Trong khi đó, chi phí trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 12,5%. Nguyên nhân của thực trạng trên nằm ở việc chưa áp dụng được ứng dụng công nghệ trong các khâu logistics. Cụ thể đó là:

  • Chi phí logistics cho đổi trả hàng: Tỉ lệ đổi trả hàng trên các website bán hàng online của Việt Nam là từ 10% đến 15%. Mức tỉ lệ này làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa và làm giảm doanh thu của cửa hàng khi khách hàng từ chối nhận hàng. Nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở chất lượng hàng hóa trên các web bán hàng online. Hàng hóa không đảm bảo chất lượng như website quảng cáo và hình ảnh giới thiệu. 
    Ngoài ra, phương thức giao hàng COD đang chiếm tới 88%. COD (Cost on Delivery) nghĩa là khi khách hàng nhận được hàng, khách hàng mới phải trả tiền hàng. Vì vậy, nó nảy sinh một số vấn đề như khách hàng không chịu nhận hàng và thanh toán ngay cả khi chất lượng hàng hóa và giao hàng đảm bảo.
  • Chi phí logistics cho vận tải: Theo thống kê, chi phí Logistics chiếm tới 20,9% tổng GDP. Trong đó, chi phí vận tải chiếm tới 59%. Con số này cao gấp khoảng 4 lần so với các nước phát triển. Một thực tế đáng chú ý là số lượng xe vận tải hàng hóa không có hàng trên đường về chiếm tới 50%. Mặt khác, hạn chế về phương tiện vận tải và hệ thống cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan phức tạp cũng góp phần đẩy cao chi phí logistics. Cùng với đó là đầu tư từ phía nhà nước còn hạn chế. Phương thức vận tải đường bộ là phương thức tốn chi phí nhiều nhất nhưng lại được nhà nước tới gần 90% nguồn vốn cơ sở hạ tầng.
  • Chi phí nhân lực: Chính vì quá trình Logistics Việt Nam còn mang tính thủ công, nhỏ lẻ nên chi phí nhân lực cũng vì thế mà còn ở mức cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang trong tình trạng thiếu nhân lực Logistics chất lượng cao. ¾ nhân lực Logistics Việt Nam thiếu kiến thức toàn diện. Đặc biệt, nhân lực Việt Nam còn hạn chế về trình độ Tiếng Anh chuyên môn và kiến thức CNTT. Đến năm 2030, chúng ta cần 250.000 nhân sự cho ngành này. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức trong khâu đào tạo và giữ chân nhân lực trong ngành.

Quản lý kho hàng, chuỗi cung ứng còn hạn chế

Việc ứng dụng thương mại điện tử vào logistics đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khả năng quản trị đơn hàng và phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa bắt kịp được với xu hướng đó. Xu hướng bán hàng đa kênh yêu cầu cửa hàng phải tích hợp và thống nhất hành vi mua hàng của khách hàng trên tất cả các kênh bán hàng.

Thực tế khách hàng chưa cảm thấy thỏa mãn do lỗi phát sinh trong quá trình xử lý đơn hàng còn rất nhiều. Mặt khác, việc quản lý đơn hàng chưa kết hợp được với một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng giao hàng chậm với không đúng thời điểm. Đây cũng là lý do mà một lượng lớn đơn hàng đến tay cửa hàng nhưng lại không giúp cửa hàng tăng doanh thu. Ngược lại, cửa hàng phải tốn thêm chi phí phát sinh trong quá trình xử lý.

Giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics hiệu quả

Một đội thi trong cuộc thi Vietnam Young Logistics Talent  2018 đã đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Thương mại điện tử vào logistics. Bằng một ứng dụng thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để xây dựng trung tâm xử lý đơn hàng theo mô hình Amazon đã áp dụng. Tuy nhiên, giải pháp trên còn sơ khai và cần được đầu tư nghiên cứu nhiều hơn để hoàn thiện.

Bota.vn là một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh toàn diện, giúp tích hợp đơn hàng trên các kênh bán hàng online và offline. Với hệ thống quản lý kho hàng Bota , chăm sóc khách hàng qua chat trực tuyến BOTA CHATquản lý bán hàng đa kênh (Omni – channel), Bota.vn là giải pháp nâng cao hiệu quả trong ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam.

Vòng chung kết của cuộc thi Vietnam Young Logistics Talent 2018 sẽ được diễn ra vào hồi 8h00 – 12h00, Chủ Nhật ngày 25/11/2018, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 207 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cuộc thi hứa hẹn sẽ mang đến nhiều giải pháp tích cực đến từ các đội thi tài năng. Vấn đề nào sẽ được đưa ra và giải quyết, hãy cùng chờ đón nhé.