3 bước xây dựng chiến lược quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả Blog
- Lượt xem: 552

Ngày nay, ngành bán lẻ đang diễn ra trên mọi nền tảng như điện thoại di động, mạng xã hội, máy tính bảng, laptop, quầy bán hàng tương tác,… Bán hàng tại cửa hàng có vẻ đang gặp khó khăn hơn trước nhưng thật sự thì người tiêu dùng vẫn đến mua hàng tại cửa hàng.

Khách hàng có thể có mặt tại cửa hàng nhưng họ không chỉ đơn thuần mua sắm truyền thống. Người mua hàng giờ đây còn kiểm tra giá cả, so sánh các sản phẩm, đọc nhận xét sản phẩm và thậm chí là nhờ mạng xã hội tư vấn cho họ. Nếu như bạn không có mặt ở các nền tảng đó thì trải nghiệm của người mua sẽ kém hơn và họ sẽ sớm mất hứng thú mua sắm tại cửa hàng bạn.

Vì vậy mà Omnichannel đã xuất hiện như một xu thế kinh doanh hàng đầu của thời đại 4.0 hiện nay.

3 bước xây dựng chiến lược quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả

  1. Nghiên cứu những nền tảng khách hàng thường sử dụng

Bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả chính là xác định những nền tảng, thiết bị mà khách hàng của bạn sử dụng hàng ngày. Điều này bao gồm cả họ thích mua sắm, vui chơi ở đâu và những trải nghiệm nào làm họ thấy vui vẻ.

Chẳng hạn như nếu khách hàng của bạn không có ai sử dụng eBay thì việc đăng tải hàng hóa lên đó chỉ khiến bạn lãng phí ngân sách mà thôi.

Một cách nhanh chóng để tìm ra các kênh phổ biến cho doanh nghiệp của bạn là nhìn vào các báo cáo Acquisition của Google Analytics. Tại đây bạn có thể thấy được những nơi dẫn mọi người tới website của bạn. Tức là bạn có thể thấy được cách khách hàng tìm thấy công ty của bạn như thế nào.

Tổng hợp những dữ liệu này sẽ giúp bạn thu thập được kiến thức vô cùng quan trọng và có ích trong hoạt động quản lý bán hàng đa kênh của doanh nghiệp.

Giờ đây khi bạn đã nhuần nhuyễn trong việc hoạt động trên các nền tảng cụ thể để cải thiện và quan sát, đã đến lúc áp dụng những kiến thức để tạo nên trải nghiệm mua sắm Omnichannel tuyệt vời.

  1. Hãy để khách hàng có thể mua hàng trên mọi nền tảng

Chìa khóa để xây dựng lên một chiến lược quản lý bán hàng đa kênh chính là giúp khách hàng mua hàng được trên mọi nền tảng. Điển hình như cách Disney thiết kế ứng dụng điện thoại, website và các công viên theo chủ đề,… Mỗi khi có người trải nghiệm tốt với Disney, công ty lại có cơ hội tăng doanh thu.

Nếu có khách hàng thêm một sản phẩm vào giỏ hàng trên website của bạn, nó cũng cần xuất hiện trên ứng dụng điện thoại của họ nữa. Nếu họ sử dụng Facebook, hãy gợi ý cho họ những sản phẩm mới dựa trên những sản phẩm trước đó họ đã xem.

  1. Kết nối kênh bán hàng online và offline

Nếu chiến lược bán lẻ của bạn không có phần bán hàng offline, việc liên kết giữa hai mảng này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ việc bán hàng trên cả hai nền tảng online và offline đều không đủ. Bởi hiện nay khách hàng không mua hàng ngay lập tức tại cửa hàng. Họ còn muốn tham khảo, so sánh và sẽ đặt hàng online nếu thích.

Người tiêu dùng muốn kết nối với cửa hàng của bạn online và offline. Họ muốn biết cửa hàng bạn có các sản phẩm gì trước khi đến trực tiếp. Họ muốn thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên đường tới cửa hàng và khi đến nơi, họ chỉ cần thanh toán và mang đồ về nhà.

Những cửa hàng lớn Office Depot đã có những bước tiến trong quản lý bán hàng đa kênh để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Họ hiện sử dụng Local Inventory Ads thuộc nền tảng AdWords để lấp đầy khoảng trống giữa lượng traffic đổ về online và offline.

Nhờ quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả, họ đã thu lại lợi nhuận lớn gấp 3 lần tiền vốn cùng với trải nghiệm mượt mà cho khách hàng từ offline tới online và ngược lại.

Một ví dụ khác đáng để bạn học tập chính là ứng dụng điện thoại Sephora. Bạn có thể thấy rất rõ mối quan hệ giữa bán hàng online và offline qua ứng dụng này.

Khi bạn mua sắm tại cửa hàng, bạn có thể dùng ứng dụng để tìm ra các sản phẩm đã hết hàng hay tìm các chương trình giảm giá của hãng. Với ứng dụng này, ngay cả khi không ở cửa hàng, bạn vẫn có thể thử màu các sản phẩm của hãng, thêm chúng vào giỏ hàng để lúc sau bạn có thể đến cửa hàng lấy hàng và thanh toán.

Từ đó, vòng mua hàng cứ lặp lại và doanh thu cửa hàng tiếp tục tăng. Những thẻ quà tặng của bạn cũng sẽ hiển thị trên ứng dụng. Bất cứ khi nào bạn sử dụng thẻ, số tiền còn lại  của bạn sẽ được cập nhật online.

Theo một số nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận định người mua hàng thường sẽ chọn mua hàng trên kênh có giá trị lâu dài cao hơn 30%. Một chiến lược quản lý bán hàng đa kênh thành công không tập trung vào một điểm cuối cụ thể.

Những nhà bán lẻ cầu kỳ nhất cũng đảm bảo các chiến lược marketing của họ hiệu quả bằng cách cho phép khách hàng mua trên bất kỳ kênh nào.

Bạn không nên chỉ tập trung tăng doanh thu trên một nền tảng cụ thể. Thay vào đó, doanh số cần phải xuất hiện tự nhiên trên từng nền tảng, đồng bộ hoàn toàn giữa các nền tảng.

Mục tiêu là để thống nhất cơ cấu marketing và bán hàng. Giúp khách hàng có thể mua hàng trên các nền tảng và thống nhất lượng traffic online và offline chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Kết luận

10 năm trước, các chiến lược Omnichannel còn khá mơ hồ. Nhưng giờ đây nó đã thành hình. Bởi phần lớn người mua hàng đều tiếp cận tới các nền tảng trước khi họ quyết định mua hàng.

Nếu bạn chỉ giới hạn việc kinh doanh trong một hay hai nền tảng và thiếu đi sự đồng bộ mượt mà thì sự phát triển lâu dài của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Những bước xây dựng chiến lược quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả sẽ giúp việc kinh doanh của bạn khởi sắc trong thời đại 4.0. Hãy luôn tìm kiếm các kênh bán hàng mới và những cách để liên kết tất cả các kênh đó. Tạo một trải nghiệm tuyệt vời không bị bó hẹp chỉ trên một nền tảng. Hãy mang lại cho khách hàng trải nghiệm hoàn thiện và liên tục ở các kênh, tận dụng ưu điểm của Omnichannel.

Cùng Bota tìm hiểu thêm điều cốt lõi doanh nghiệp cần nhớ trong quản lý bán hàng đa kênh tại đây.