Kinh doanh nhà hàng và 7 nguyên tắc dưới đây bạn cần ghi nhớ để có thể đạt được doanh thu lớn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm kinh doanh nhé!
1. Nên ký hợp đồng thuê mặt bằng trong bao lâu?
Tâm lý của người mới kinh doanh thường ngại thuê lâu, vì sợ không làm được phải bỏ dở giữa chừng, mất tiền cọc hợp đồng.
Tuy nhiên nên ký hợp đồng càng lâu càng tốt, nhưng trong hợp đồng bạn nên có thêm điều khoản “trong trường hợp không kinh doanh mặt hàng này, cho tôi đổi sang mặt hàng khác”. Như vậy sẽ tiện cho việc sang nhượng hoặc thay đổi mô hình kinh doanh. Ngoài ra, nếu hợp đồng thuê mặt bằng quá ngắn, người kinh doanh ký khoảng 3 năm, nhưng đã dùng hơn 1 năm. Đến lúc thất bại, muốn sang nhượng cũng rất khó.
2. Nên tính chi phí món ăn thế nào?
Vấn đề này liên quan đến chi phí trong mỗi thực đơn nhà hàng, với đồ Âu, tỷ lệ chi phí trong giá thành không được quá 35%, còn đồ Á thì khoảng 50%.
Ví dụ một suất beafsteak có giá 250.000đ thì chi phí thực phẩm chỉ nên khoảng 70.000, không được phép quá, vì quá sẽ bị lỗ. Còn với đồ Á, một nồi lẩu 500.000 đ thì chi phí thực phẩm hợp lý vào khoảng 250.000 đồng. Phần còn lại sẽ để thanh toán các chi phí phát sinh khác như tiền nhân viên, điện, nước,…
3. Trang bị kiến thức kinh doanh, quản lý thế nào?
Một chủ quán cà phê ở đường Hồ Đắc Di (Hà Nội) cho biết cứ 6h sáng đến mở cửa thì khách hàng đã ngồi đợi sẵn, chỉ cần pha chế rồi mang ra. Mỗi ly cà phê anh bán giá 15.000 đồng, doanh thu trung bình lên tới 12 triệu đồng/ngày. Trừ chi phí anh còn lại khoảng 60 triệu mỗi tháng.
Thời kỳ đó vì khách đông nên 6h sáng bắt đầu mở cửa, 12h đêm đóng cửa đi về, nhưng ngay sau đó anh phải lên chợ Long Biên, chọn mua từng quả cam quả bơ. Anh còn tìm đến các đại lý gốc để mua đường, sữa chuẩn với giá rẻ, “việc gì cũng tự làm hết”.
Dù doanh thu khá nhưng việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Vì không có phần mềm quản lý quán cafe, không có camera giám sát nên nhân viên đứng thu tiền của khách, “vèo cái đã thấy mất tờ 100 ngàn, biết là mất mà không làm gì được”.
Nếu bạn có ý tưởng khởi nghiệp và lập kế hoạch nhưng thiếu kiến thức quản lý thì kết quả cũng không khả thi. Vì vậy những người chuẩn bị kinh doanh nhà hàng cũng nên tham gia các khóa học về quản lý, sau đó tìm cách áp dụng những điều đã học vào nhà hàng của mình.
4. Giải quyết khủng hoảng khách hàng thế nào?
Nghề kinh doanh nhà hàng là nghề “làm dâu trăm họ” nên không tránh khỏi sự phàn nàn. Tuy nhiên nếu thực sự lỗi thuộc về mình, những người chủ nhà hàng nên trực tiếp nhận lỗi, không quanh co chối lỗi.
Cần hiểu bất kỳ sự phản kháng nào của khách hàng đều là sự thiếu tin tưởng, vì người ta không tin nên phản ứng. Nếu nhà hàng thể hiện thể hiện thái độ cầu thị, làm họ hài lòng thì chắc chắn sẽ không có ý kiến phàn nàn nào trên các trang mạng xã hội.
Nếu khách phàn nàn trực tiếp tại nhà hàng về món ăn, có thể giải quyết bằng cách xin đổi món khác, hoặc thậm chí miễn phí bữa ăn 100%, gửi quà tặng hoặc voucher để lần sau họ vẫn ủng hộ.
Tham khảo: Lời khuyên bất ngờ cho bài toán xây dựng hình ảnh thương hiệu
5. Thuê người quản lý hay tự quản lý?
Đa phần khi mới khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, người chủ thường làm tất cả mọi việc, từ lên thực đơn, tham gia vào khâu thiết kế, lắp điện nước, chạy marketing, tiếp khách,… Tại sao họ làm thế? Vì không làm thì không có trải nghiệm thực tế, mà không có trải nghiệm thực tế thì không thành công được.
Sau khi chính bản thân người chủ đã nắm được hoạt động nhà hàng và cách thức quản lý, lúc ấy mới tính đến chuyện thuê ngoài, và yên tâm biết rằng quản lý mình thuê về đang làm đúng hay sai, làm thế nào mới chuẩn.
6. Lựa chọn thực đơn hay thực khách?
Thực khách là người mang lại lợi nhuận cho nhà hàng, thực khách sẽ quan trọng hơn thực đơn. Nếu chỉ tập trung bán những gì mình có trong thực đơn mà không quan tâm khách hàng muốn gì thì sẽ “mất hết”.
Nhưng làm thế nào để nghe ngóng, xây dựng thực đơn phù hợp với thực khách là cả một vấn đề lớn, vì kinh doanh nhà hàng là “làm dâu trăm họ”. Hôm nay khách chê cháo không có hạt tiêu, ngày mai kêu không thích ăn nước gà hầm, chỉ thích nước bò hầm, rồi ăn mãi một món chán, sao không thêm hải sản,… mỗi người một ý, nếu người chủ cố gắng đáp ứng hết thì sẽ bị “loạn”.
7. Chiến lược marketing nào hiệu quả cao nhất?
Câu trả lời là tập trung vào truyền miệng, đặc biệt với loại hình kinh doanh đồ ăn uống. Người này ăn ngon sẽ giới thiệu đến người khác, người khác lại tiếp tục giới thiệu đến bạn bè họ, cứ thế sẽ có khách. Các hình thức chạy quảng cáo trên Google, Facebook hay Zalo cũng không hiệu quả bằng.
Áp dụng 7 nguyên tắc trên vào quá trình kinh doanh nhà hàng, chắc chắn sẽ giúp bạn kinh doanh thuận lợi hơn. Một lời khuyên cho những chủ nhà hàng đó là sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm quản lý nhà hàng. Bởi phần mềm quản lý sẽ là cánh tay đắc lực, giúp bạn quản lý dễ dàng, chuyên nghiệp hơn.
Chúc bạn kinh doanh thành công!
Xem thêm: 8 bí quyết tăng doanh thu nhanh chóng cho công ty du lịch