- Lượt xem: 507

Làm sao để giao tiếp với khách hàng giúp họ tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn? Dưới đây là những bí quyết và lưu ý khi giao tiếp với khách hàng trong kinh doanh để lấy được niềm tin nơi khách hàng!

 

1. Không nên nói nhiều thông tin về sản phẩm

 

 

Nếu bạn cho ai đó một thứ gì quá nhiều, bản thân họ sẽ phát ra một loại cảm xúc vô thức không quan tâm. Việc này tương tự bạn dành sự quan tâm hàng ngày đến bạn gái xinh đẹp của mình, nhưng nếu bạn quan tâm quá nhiều, cô ấy sẽ phát chán, thậm chí cô ấy còn có thể nghĩ bạn đang kiểm soát cô ấy.

 

Nếu áp dụng loại cảm xúc này trong bán hàng, bạn sẽ được 1 kết quả là: Bạn càng cung cấp nhiều thông tin sản phẩm cho khách hàng, họ càng mất đi sự hứng thú, muốn tìm hiểu, muốn sở hữu sản phẩm đó.

 

Đây cũng lý do chỉ ra vì sao các hãng công nghệ như Samsung, Apple thường lấp lửng trong quá trình ra mắt 1 dòng điện thoại mới. Và vì thế để hiểu hết 1 ý tưởng sản phẩm của họ, bạn thường phải tích cóp thông tin trong 3-6 tháng, trên các mặt báo điện tử bạn còn thấy có 1 chuyên mục riêng dành cho dòng điện thoại mới của họ, mục đích của chuyên mục đó là để phục vụ độc giả tìm kiếm thông tin mỗi ngày.

 

Bạn không nói quá nhiều về sản phẩm, nhưng để ra quyết định mua sản phẩm, thì khách hàng bắt buộc phải tìm hiểu đủ một lượng thông tin nhất định. Lúc này là lúc bạn cần nhờ sự trợ giúp từ bên thứ 3 đó là website thông tin, báo chí, sự truyền miệng của khách hàng… Lời nói của bên thứ 3 luôn luôn có sức thuyết phục lớn hơn lời nói của bạn, đặc biệt bên thứ 3 có thể sẽ là người quyết định trong cách giao tiếp với khách hàng lần đầu gặp mặt.

 

2. Tỏ ra tích cực

 

 

Nếu bạn đang ở vị trí quan trọng nhất của cuộc giao tiếp, việc giữ được các thái độ tích cực là điều tất yếu. Chúng được phản ánh ngay trong giọng nói và cách cư xử của bạn với người khác. Điều này không những giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn nhận được các phản hồi tích cực từ khách hàng.

 

3. Tránh nói chủ đề mang tính chủ quan với khách hàng

 

Trong quá trình trao đổi với khách, chúng ta có thể nói những câu chuyện ngoài lề, tuy nhiên bạn không nên đưa vào đó những nhận định có tính chủ quan về giáo dục, chính trị, xã hội. Đôi khi quan điểm của mọi người về chính trị khác nhau, mâu thuẫn xảy ra khiến bạn mất điểm trong mắt khách hàng.

 

Nếu bạn ngồi nghĩ bạn thấy vấn đề đánh giá mang tính chất chủ quan như vậy, không hề liên quan đến câu chuyện bán hàng. Bạn nên chọn những câu chuyện làm chất dẫn khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ, công ty của chúng ta.

 

4. Không nên khen hoặc tán dương khách hàng quá nhiều

 

 

Mỗi người đều thích người khác khen họ, tuy nhiên từ “ Khen” phải xuất phát từ sự thật từ trái tim để nói với họ lời tốt đẹp. Rất nhiều nhân viên bán hàng vì muốn lấy lòng khách mà khen họ suốt buổi, mặc dù lời những lời khen này không hề đúng hoặc chưa đúng với thực tế.

 

Kết quả bạn sẽ để lại cho khách hàng những lời khen lố bịch, bởi vì bản thân khách hàng cũng chưa khi nào khen chính họ như bạn đã nói, đơn giản vì họ nhận ra những khuyết điểm của chính họ. Khi này khách hàng sẽ cho rằng bạn là kẻ nói dối, điều đó gây tác động tiêu cực đến giao dịch mua hàng, đó là kỹ năng giao tiếp với khách hàng bạn cần loại bỏ.

 

Xem thêm: Quy trình thực hiện chiến dịch Facebook marketing cho người mới bắt đầu

 

5. Tỏ ra thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ

 

 

Nói rõ ràng và mỉm cười (dù không trông thấy nhưng khách hàng vẫn cảm nhận được điều này)

 

Giọng nói phải thể hiện được sự thân thiện

 

Tỏ ra nhiệt tình và quan tâm

 

Chân thành giúp đỡ

 

Không bao giờ mất bình tĩnh

 

Làm bất kỳ điều gì bạn đã hứa với khách hàng

 

Giải quyết mọi vấn đề một cách ôn hoà

 

6. Hạn chế dùng các thuật ngữ chuyên ngành trong khi giới thiệu sản phẩm

 

Một số lượng lớn người làm nghề bán hàng thích sử dụng thuật ngữ chuyên ngành để miêu tả sản phẩm. Nếu xét từ góc độ tâm lý học thì những nhân viên bán hàng đang cố gắng để thiện bản thân; Còn nếu xét từ góc độ kinh doanh thì những người bán hàng này đang cố gắng chứng tỏ sản phẩm thuộc hàng cao cấp, hoành tráng…

 

 

Không biết bạn có là người thích sử dụng thuật ngữ trong lúc nói chuyện, nhưng dù với mục đích nào thì thuật ngữ cũng chỉ nên sử dụng đối với nhóm khách hàng nhất định. Nếu bạn dùng thuật ngữ của ngành điện thoại để nói với người sửa điện thoại, Oke, họ hiểu; Tuy nhiên, đối với khách hàng bán quần áo thì họ chẳng hiểu gì cả…

 

Dùng thuật ngữ chuyên ngành trong bán hàng chỉ có mục đích, là giúp khách hàng hiểu sản phẩm chúng ta đạt được quy chuẩn nào. Nếu họ chưa hiểu thuật ngữ, bạn phải giải thích, nếu bạn sử dụng thuật ngữ nhiều thì bạn phải giải thích càng nhiều, lúc đó khách hàng sẽ sinh một loại cảm giác nhàm chán.

 

Vì thế, tốt nhất nên hạn chế sử dụng thuật ngữ trong bán hàng, trừ phi bạn nghĩ rằng vị khách của mình sẽ hiểu gì đó.

 

Tham khảo: 4 xu hướng video marketing bạn nhất định phải biết

 

Với những lưu ý trong cách giao tiếp với khách hàng mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ, hy vọng đã đem lại kiến thức hữu ích cho bạn. Việc còn lại của bạn sau khi thu hút được khách hàng đó là tư vấn bán hàng và quản lý cửa hàng chuyên nghiệp.

 

Chúc bạn thành công!