- Lượt xem: 1212

Bạn đang ấp ủ cho mình một kế hoạch kinh doanh nhà hàng từ lâu nhưng lại không nắm được để kinh doanh nhà hàng thành công cần chuẩn bị những gì?  Nếu bạn đang loay hoay với những câu hỏi như: mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Thiết kế như thế nào?Xây dựng menu ra sao?…thì hãy tham khảo 8 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản mang lại hiệu quả cao ngay sau đây nhé!

Xem thêm:

Phương pháp quản lý kho hàng theo mùa vụ – giải pháp tối ưu cho các nhà bán lẻ.

Lập kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả chỉ với 3 bước.

Kế hoạch kinh doanh đồ lưu niệm đơn giản và hiệu quả.

Kinh doanh nhà hàng là lĩnh vực chưa bao giờ giảm độ “hot” trong những năm gần đây. Đặc biệt là khi nhu cầu, mức sống của con người ngày càng nâng cao như hiện nay. Nếu bạn kinh doanh thành công thì lợi nhuận mà nó mang lại là một điều không tưởng và vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, số lượng nhà hàng phải đóng cửa vì kinh doanh không có lợi nhuận cũng không hề nhỏ bởi kinh doanh nhà hàng là không hề đơn giản.

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Dưới đây là 8 bước chi tiết lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng giúp bạn nắm chắc thành công trong tay.

Nghiên cứu thị trường:

Ngay từ khi bắt đầu bạn sẽ gặp phải hàng loạt những câu hỏi: mở nhà hàng cần những gì, muốn mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn, thuê mặt bằng mở quán ăn như thế nào tốt, kế hoạch khai trương nhà hàng cần những gì?. Vì vậy, nếu không lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng. Và chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống; thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Thậm chí có thể mang về cho mình một khoản lỗ không tưởng.

Để kinh doanh nhà hàng thành công, bước đầu tiên bạn cần thực hiện đó là tiến hành nghiên cứu, đánh giá thị trường. Khi thực hiện bước này, trước tiên bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

Quy mô nhà hàng bạn hướng đến là gì?

Thực đơn sẽ bao gồm những món ăn nào?

Định giá món ăn sao cho hợp lý, cân bằng nhất?

Nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu?…

Phân tích xu hướng ẩm thực:

Phân tích xu hướng ẩm thực trong kinh doanh nhà hàng.

Đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của nhà hàng, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, món ăn… đáp ứng được xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì món ăn của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.

Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn để thu hút tất cả khách hàng. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận. Vì thế hãy đánh giá và phân tích thị trường mục tiêu của bạn về phạm vi hoạt động: bên cạnh các hình thức kinh doanh như: nhà hàng phục vụ gia đình, nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng chuyên về đặc sản quốc gia hoặc vùng miền…; thì các nhà hàng còn phục vụ khách hàng thêm các dịch vụ đi kèm khác cùng với hoạt động kinh doanh chính, như: tổ chức các bữa tiệc theo yêu cầu, ship đồ ăn tận nơi hoặc đồ ăn sẵn đóng hộp mang về….Do đó, bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất.

Phân tích thị trường mục tiêu:

Để lựa chọn được khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất. Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu kỹ bao gồm: dân số, dân cư trong bán kính 1km, dân cư trong bán kính 5km, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu, đặc điểm ẩm thực thứ yếu, ngành công nghiệp cơ sở chính, v.v…

Nhà hàng của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những nhà hàng có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vụ, là nhà hàng độc lập hay chuỗi nhà hàng, điểm mạnh / yếu của mỗi nhà hàng, v.v…

Xây dựng mặt bằng sao cho thuận lợi là nhân tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng:

Nghiên cứu và xây dựng mặt bằng thuận lợi.

 

Xác định đối tượng khách hàng sẽ hướng đến:

Để chọn lựa địa điểm phù hợp nhất với quán ăn của bạn, bạn cần xác định thật rõ đối tượng khách hàng của bạn. Nếu đối tượng chính là dân văn phòng thì bạn nên mở nhà hàng gần văn phòng. Nếu đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì bạn nên mở nhà hàng gần trường học, ký túc xá, khu vui chơi…

Như vậy là bạn đã khoanh vùng được địa điểm nhỏ hơn phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Tránh việc mở nhà hàng lạc lõng giữa những người không có nhu cầu và quán ăn không đúng phong cách của bạn.

Mức chi phí thuê mặt bằng như thế nào là hợp lý?

Khi bạn đã tìm được địa điểm thuê mặt bằng, bạn nên để ý đến cả túi tiền của chính mình.  Việc xác định được số tiền sẽ đầu tư cho mặt bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức vì sẽ thu hẹp được phạm vi tìm kiếm.

Bạn cũng nên lưu ý “tiền nào của nấy”. Với những điểm vị trí đẹp giữa phố lớn thì chi phí sẽ đội cao. Những điểm có thể mở quán ăn quy mô rộng nằm ở trung tâm cũng không rẻ chút nào.

Những lưu ý về lựa chọn mặt bằng như thế nào là hợp lý trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng:

Lưu ý khi lựa chọn mặt bằng trong kinh doanh.

Ngoài địa điểm thuận lợi, quán ăn của bạn còn phải có đủ ánh sáng và thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái, nhất là trong những ngày tiết trời nóng nực.

Không gian trang trí trong quán ăn cũng cần có phong cách riêng, thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.

Bạn cũng nên quan tâm một số yếu tố khác như: chỗ để xe phù hợp lượng khách dự kiến, kiểm tra đường thoát nước, losi thoát hiểm và nếu có lối đi hông hoặc phía sau để tiếp tế cho kho bếp khỏi phải đi ngang khu kinh doanh thì càng tốt. Mở quán ăn bạn cần coi trọng nhất việc bếp núc hậu cần.

Lựa chọn phong cách thiết kế, trang trí cho nhà hàng:

Có rất nhiều hình thức kinh doanh nhà hàng khác nhau như nhà hàng sang trọng, nhà hàng bình dân, nhà hàng thức ăn nhanh… Bạn nên quyết định ngay từ đầu là nhà hàng của mình sẽ đi theo phong cách nào. Nếu có kế hoạch kinh doanh nhà hàng sang trọng thì bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều vốn hơn, ngược lại, nhà hàng bình dân hoặc quán ăn nhỏ sẽ cần ít vốn hơn. Ngoài những loại hình nhà hàng thông thường, bạn cũng có thể sáng tạo với những ý tưởng kinh doanh nhà hàng độc đáo mới lạ của riêng mình để gây sự chú ý và tạo ấn tượng với khách hàng.

Lựa chọn phong cách thiết kế cho nhà hàng.

Không gian nội thất của nhà hàng cũng là một yếu tố bạn nên dành sự quan tâm thích đáng. Nhà hàng có thể có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn cần đảm bảo phong cách thiết kế đó sẽ mang đến không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn. Bàn ghế, vật dụng trang trí cần được thiết kế hài hòa, số lượng bàn ghế nên đặt đủ dùng, không nên kê quá nhiều bàn ghế trong nhà hàng gây cảm giác chật chội, không thoải mái. Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng cần làm tôn lên món ăn của bạn.  Ví dụ, tường màu trắng không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một cửa hàng bán bánh ngọt hoặc đồ ăn nhanh.

 

Xây dựng menu – yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng:

Đầu tiên, bạn cần lên danh sách tất cả các món ăn của nhà hàng và sắp xếp chúng vào các loại thích hợp. Lần lượt từ món khai vị, đến món chính, món tráng miệng và đồ uống. Thêm thực đơn cho trẻ em cũng là một ý tưởng hay và phần thực đơn trẻ em này; nên đặt ngay sau thực đơn của người lớn và trước phần đồ uống. Ngoài ra, hình ảnh món ăn trong thực đơn cũng cần được đầu tư đúng mức. Bạn nên thuê người chụp ảnh món ăn sao cho chúng thật đẹp mắt và chuyên nghiệp.

Chắc chắn một tờ thực đơn được trình bày cẩu thả; các món ăn sắp xếp lộn xộn, thiếu đề mục, thiếu mức giá. Chắc chắn sẽ không thể tạo được thiện cảm tốt trong mắt khách hàng. Thiết kế thực đơn cũng là cách tiếp thị cực kì hiệu quả; vì vậy bạn phải trình bày sao cho đẹp mắt và khoa học. Phong cách của thực đơn nên hoà hợp với phong cách chủ đạo của nhà hàng; không thể một thứ sang chảnh một thứ lại quá bình dân được. Đừng dùng những từ ngữ quá khó hiểu để đặt tên món ăn; nên bao gồm thành phần chính trong đó để khách hàng dễ hình dung.

Xây dựng menu – yếu tố quan trọng kinh doanh nhà hàng.

Làm thủ tục và xin giấy phép kinh doanh trước khi nhà hàng đi vào hoạt động chính thức:

Thủ tục cuối cùng cần hoàn tất trước khi mở hàng đó là xin giấy phép kinh doanh. Trước khi mở nhà hàng và các giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà hàng của bạn phục vụ đồ uống có cồn như bia, rượu thì cần có giấy phép kinh doanh mặt hàng này. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng các quy định của địa phương. Và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải rắc rối về sau. Nếu có thể, bạn nên thành lập công ty để  bảo vệ và phân chia rõ ràng; giữa chi phí kinh doanh và tài sản cá nhân.

Xây dựng hệ thống nhân viên chuyên nghiệp:

Một nhà hàng khi mới đi vào hoạt động thì cần phải bố trí nhân viên đi vào các vị trí việc làm. Có nhiều vị trí làm việc tại đây nhưng; bởi vì mới nên có thể bạn chưa thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ những nhân viên đứng vào vị trí đó. Nhưng nhất thiết bạn cần phải để ý tới ba vị trí này. Và có thể những vị trí việc làm khác chưa có ngay nhưng phải có ba vị trí này trước. Đó là người đầu bếp, phục vụ bàn và thu ngân. Ba vị trí cơ bản nhất này không bao giờ thiếu được.

Tuy nhiên, tùy theo quy mô , hình thức để mà bạn có thể thuê thêm những vị trí khác. Khi mà nhà hàng đi dần đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Chẳng hạn như thuê thêm phụ bếp, nhân viên pha chế, nhân viên tạp vụ, nhân viên trông giữ xe,…Chú ý, người nhân viên phục vụ là người mà thường xuyên tiếp xúc với khách hàng; cho nên cần phải tuyển dụng những đối tượng nhanh nhẹn, ưa nhìn.  Có tính cách cẩn thận, có thái độ phục vụ chu đáo; đặc biệt là họ biết cách để tư vấn cho khách hàng trong khi khách chọn món ăn.

Lưu ý những quy định về an toàn thực phẩm:

Bạn cần am hiểu về những quy định về an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh nhà hàng. Trong kinh doanh nhà hàng thì vấn đề về an toàn thực phẩm luôn luôn phải đặt lên hàng đầu. Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng.

Ngoài ra, bên cạnh giấy phép, vì bạn kinh doanh nhà hàng ăn uống. Cho nên bạn còn cần phải xin giấy tờ chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm; cùng nhiều loại giấy tờ liên quan. Tùy vào từng mặt hàng cần phải xin giấy phép; như nhà hàng phục vụ cả rượu bia, đồ uống có cồn. Đồng thời còn phải tìm hiểu kỹ những quy định của địa phương; nơi nhà hàng của bạn hoạt động. Xin đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng để tránh rắc rối trong khâu hoạt động.

Chiến lược marketing và quảng bá nhà hàng:

Bất cứ công ty nào cũng cần có một kế hoạch marketing. Và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên dù áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa; bạn cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng. Bởi theo nghiên cứu; đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

Bạn phải có kế hoạch khai trương nhà hàng. Khi khai trương nhà hàng bạn có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí; tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mà bạn nhắm tới. Đăng kí tên trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch; quảng cáo trên các phương tiện thông tin. Hoặc giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng trên tạp chí.

Chiến lược marketing, quảng bá nhà hàng.

Với 8 bước lập kế hoạch kinh doanh mảng nhà hàng đơn giản mang lại hiệu quả cao được chúng tôi cung cấp ở trên. Mong rằng bạn sẽ có được một sự chuẩn bị tuyệt vời trước khi chính thức bắt đầu công việc kinh doanh. Chúc bạn thành công!