- Lượt xem: 191

Như các bạn đã biết, sự thay đổi trong cách các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm ra thị trường đã bắt đầu kể từ ngày thói quen mua sắm trực tuyến xuất hiện. Một số người thậm chí còn cho rằng sắm trực tuyến sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc mua sắm truyền thống tại các cửa hàng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bán hàng đa kênh đã thay đổi hoàn toàn cách thức triển khai kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Trong phần này, Bota.vn sẽ phân tích và tìm ra chính xác cách mà bán hàng đa kênh mang lại những lợi ích như thế nào cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp bán hàng.

Xem thêm: Top 9 lợi ích mà bán hàng đa kênh mang lại cho khách hàng và doanh nghiệp (P1)

5. Tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng

Mô hình kinh doanh đa kênh có thể giúp các nhà bán lẻ giành được sự chú ý của khách hàng bằng cách quản lý mối quan hệ lâu dài với các khách hàng qua việc quản lý những chương trình khách hàng thân thiết. Hệ thống sẽ có chức năng tập trung thu nhập và phân tích data của từng khách hàng. Chức năng này cho phép phần mềm quản lý bán hàng đa kênh phân biệt và chào đón các khách hàng khác nhau, bất kể là họ tìm đến cửa hàng của bạn qua kênh bán hàng nào. Nhờ vậy, cửa hàng sẽ ngày càng thúc đẩy sự hài lòng trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Bán hàng đa kênh giúp tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng (Ảnh minh họa)

6. Nhắm đúng đối tượng khách hàng cụ thể

Một điểm mạnh nữa của bán hàng đa kênh là nó có thể phân khúc khách hàng dựa theo lịch sử giao dịch với các đơn hàng. Ví dụ: nếu một người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm của cửa hàng của bạn, họ sẽ được tặng một phiếu giảm giá cho các sản phẩm có giá cao hơn hoặc các sản phẩm khác. Bằng cách này, người mua hàng được kích thích để thử những sản phẩm khác tại cửa hàng trong khi các nhà bán lẻ lại thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. 

Bán hàng đa kênh giúp nhắm đúng đối tượng khách hàng cụ thể (Ảnh minh họa)

phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS chính là vũ khí bí mật thực hiện việc này một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, phần mềm sẽ cung cấp phiếu giảm giá có hiệu lực sử dụng trên mọi thiết bị và kênh họ đang mua sắm. Ngay cả trên máy tính để bàn, máy tính bảng hoặc điện thoại di động, người mua sắm có thể sử dụng phiếu giảm online thay vì dạng in thực theo cách mua sắm truyền thống .

7. Chiến lược marketing tiếp cận nhiều đối tượng

Mua bán đa kênh cũng là một trong những chiến lược marketing với mục đích cố gắng thúc đẩy doanh số bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Việc này sẽ giúp những thông tin về sản phẩm, cửa hàng được lan truyền nhanh nhất có thể. Nói cách khác, bán hàng đa kênh sẽ giúp cửa hàng và doanh nghiệp giao tiếp với người tiêu dùng bằng tại nhiều địa điểm và trường hợp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu mua hàng khác nhau của khách hàng.

Ngoài ra, bán hàng đa kênh luôn phải giữ nội dung, thông tin nhất quán về cửa hàng cũng như sản phẩm khách hàng có thể tiếp cận với doanh nghiệp của bạn 1 cách chính xác nhất bất kể họ truy cập qua kênh bán hàng nào. 

8. Tăng trưởng doanh thu tức thì

Theo khảo sát, bằng cách khuyến khích tương tác với khách hàng theo nhiều kênh bán hàng khác nhau, bán hàng đa kênh có thể thúc đẩy người mua sắm chi tiêu nhiều hơn 4% khi mua sắm tại cửa hàng và 10% khi mua hàng trực tuyến so với những người chỉ sử dụng một kênh duy nhất để mua sắm.

Bán hàng đa kênh giúp tăng trưởng doanh thu (Ảnh minh họa)

Vì vậy, những con số này có thể chỉ ra rằng các cửa hàng trực tuyến và truyền thống không phải là mối đe dọa của nhau. Thay vào đó chúng hỗ trợ và tạo đòn bẩy cho nhau. Rõ ràng, kinh doanh đa kênh là sự kết hợp hoàn hảo giữa cửa hàng trực tuyến và truyền thống giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng đáng kể.

Xem thêm: Bí quyết tăng doanh số ngành bán lẻ đến 60% nhờ BOTA POS (Phần 1)

9. Gắn kết các chức năng của một mô hình kinh doanh

Thay vì chia doanh nghiệp hay cửa hàng thành những thương hiệu khác nhau, kinh doanh đa kênh giúp các cửa hàng hoạt động dưới một tên thương hiệu một cách đồng bộ hóa và thống nhất. Đặc biệt, đó là sự tích hợp giữa cửa hàng trực tuyến với cửa hàng truyền thống, dịch vụ khách hàng, bán hàng, vận chuyển hàng hóa, hàng tồn kho và thậm chí là cả quản lý nhân lực cho doanh nghiệp. Quản lý bán hàng đa kênh giúp gắn kết những bộ phận đó vào làm một để dễ quản lý, mang lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhất quán cho người tiêu dùng.

Bán hàng đa kênh giúp gắn kết mô hình kinh doanh (Ảnh minh họa)

Kết luận

Nói tóm lại, mỗi doanh nghiệp cần có cả những chiến lược ngắn hạn và dài hạn riêng để giành chiến thắng trong cuộc đua thị trường. Tuy nhiên, họ luôn phải làm hài lòng người tiêu dùng nhất có thể bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, đảm bảo việc phong phú hóa mô hình kinh doanh này không tạo ra bất kỳ trở ngại nào cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Và chiến lược bán hàng đa kênh cùng phần mềm quản lý bán hàng POS chính là một giải pháp giúp cách doanh nghiệp đạt được điều này.

Xem thêm: 8 bước để chọn một nhà cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS hiệu quả