Trong thời buổi hiện nay để kinh doanh thành công bạn phải biết tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả từ các kênh bán hàng của chính bạn. Chính vì thế bài viết này sẽ đem đến cho bạn 4 bí quyết giúp bạn học hỏi và nâng cao tu duy bản thân giúp ích cho việc kinh doanh.
-
Không tiếp thị sản phẩm mà tiếp thị giải pháp
Trong một thị trường tiêu dùng phát triển và toàn cầu hóa như hiện na, các sản phẩm của bạn không chỉ đơn thuần là sản phẩm nữa mà nó phải là một giaari pháo đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nếu như trước kia việc đưa ra các tính năng nổi bật, ưu điểm vượt trội để tạp ra ưu thế cạnh tranh thì nay không còn nữa. Đơn iarn bởi vì trình độ sản xuất trên thế giới ngày càng vươn tới những tầm cao mới và không ngừng được cải thiện, nên “ tính năng vượt trội” của sản phẩm luôn đổi mới từng ngày.
Giờ đây điều quan trọng chúng ta cần chú tâm chính là những tính năng đem lại “ giải pháp” gì có đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Sản phẩm nào có “giải pháp” đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm đó sẽ vượt lên trên. Để cung cấp và xây dung được giải pháp phù hợp với khách hàng thì trước tiên cần khám phá nhu cầu và mong muốn của họ là gì? Sau đó mới tiến hàng tiếp thị nội dung, giải pháp đến khsach hàng để họ có thể biết được.
Một ví dụ tiêu biểu trong trường hợp này là thương hiệu Sunhouse bán rất chạy trong thời gian đầu nhưng sau đó doanh thu chậm lại vì xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Và để cải thiện tihf hình Sunhouse bắt đầu tập trung vào việc xây dựng theo hướng “Giải pháp hoàn hảo cho gian bếp Việt” thông qua phát triển những dòng máy khác như máy hút bụi, nồi cơm điện, máy rửa chén,…Với hướng đi này Sunhouse không chỉ là thương hiệu với các sản phẩm bếp gas các loại nữa mà đã phát triển thành giải pháp toàn diện với nhiều sản phẩm đa dạng hơn.
-
Xác định thị trường bán lẻ của bạn
Bạn càng thấu hiểu khách hàng thì doanh nghiệp của bạn càng phát triển bấy nhiêu. Tuy nhiên, những tay mới vào luôn gặp phải vấn đề xác định phân khúc cũng như thị trường mục tiêu hướng tới. Ai mới là khách hàng tiềm năng, làm thế nào để hiểu được khách hàng? Họ muốn điều gì và kỳ vọng điều gì?,…Và để trả lời những câu hỏi này thì bạn phải nghiên cứu thị trường.
Hãy bắt tay vào thu thập phản hồi, ý kiến của khách hàng để tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể làm phiếu thăm dò, phỏng vấn trực tiếp người đi đường hoặc khách hang trong cửa hàng,…Nghiên cứu thị trường, khách hàng vô cùng quan trọng, neesu không khoanh vùng được đối tượng khách hàng của mình thì bạn như đang các cược một ván bài không nắm chắc thắng thua vậy.
-
Xác định thị trường cạnh tranh của bạn
Sau khi đã xác định được thị trường thì công việc tiếp theo và tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh. Tùy vào mỗi thị trường, sản phẩm mà có những đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đối thủ chính là kẻ cướp đi khách hàng, doanh thu của bạn, họ có thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của khách hàng mà bạn đnag nhắm đến nên cần cẩn trọng vf theo dõi sát sao.
Ví dụ nư các hãng hàng không không chỉ cạnh tranh với các hãng khác mà họ còn phải cạnh tranh với tất cả các phương tiện vận tải khác. Vì các phương tiện này không ít thì nhiều cũng có ảnh hưởng đến khách hàng, hơn nữa mức giá của nó cũng rẻ hơn rất nhiều.
-
Tiếp thị bán hàng chứ không bán hàng
Đã qua rồi cái thời thì trường “ cầu nhiều hơn cung” và khách hàng bị phụ thuộc vào nhà cung cấp mà ngày nay “ khách hàng là thượng đế”. Khách hàng hiện có nhiều sự lựa chọ hơn , các sản phẩm, dịch vụ đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, cạnh tranh với nhau. Vì thế bạn phải nhớ rằng ngày nay để bán được hàng thì bạn cần phải bắt đầu bằng việc tiếp thị bán hàng chứ không chỉ đơn thuần là bán hàng như xưa. Bán sản phẩm phù hợp với khách hàng đồng thời song song sử dụng các phương tiện tiếp thị để đáp ứng nhu cầu. Đó là lý do vì sao mà khách hàng là vua của thị trường, luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Còn nếu bạn vẫn cứ khăng khăng theo lối cũ, chỉ sử dụng phương pháp bán hàng truyền thống ( bắt đầu bằng cách nhấn mạnh vào sản phẩm, vào như cầu của người bán, người bán là người điều khiến thị trường), trừ khi bạn là nhà phân phối độc quền sản phẩ, không có đối thủ cạnh tranh, khách hàng yêu thích thì bạn mới có thể tồn tại. Nhưng thực tế đó là điều không thể.
Đọc thêm: Cách quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả cho người mới bắt đầu