Thị trường kinh doanh cà phê bán lẻ của Việt Nam đang tăng trưởng và thay đổi cùng với sự thay đổi của đất nước. Người dân trồng cà phê cũng bắt đầu quan tâm cho ra sản phẩm cà phê chất lượng hơn. Người ta tăng cường đưa cà phê Arabica và cà phê sạch ra thị trường thay vì cà phê Robusta trước đây.
Việt nam với dân số gần 100 triệu người, là nguồn thị trường năng động để phát triển thị trường cà phê. Rất nhiều ông lớn quốc tế đã gia nhập vào thị trường, khiến thị trường này buộc phải đổi mới và cập nhật hơn.
Nhưng để cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Starbucks, ….. đòi hỏi những thương hiệu Việt là Highlands, Trung Nguyên,… phải có những chiến lược cụ thể.
Ngang tài ngang sức
Nói tới thương hiệu Việt, người ta sẽ nghĩ đến những chuỗi lớn như Highlands, Trung Nguyên, The Coffee House, Cộng,…. Đây đều là những thương hiệu lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và đang vươn ra thị trường quốc tế.
Trung Nguyên hiện đang sở hữu 1000 quán cà phê, với hương vị cà phê mạnh, đậm đà.
Đối với thương hiệu quốc tế, nổi bật nhất ở nước ta có lẽ không ai địch nổi Starbucks. Thương hiệu này đã có 5 năm trong thị trường Việt Nam với 38 cửa hàng. Tuy nhiên, so với con số 12.000 cửa hàng trên toàn thế giới thì thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường khiêm tốn.
Khi các thương hiệu quốc tế vào Việt Nam, các thương hiệu Việt đều có những thay đổi mạnh mẽ nhằm không để bản thân thua kém, thụt lùi.
Cụ thể như Highlands Coffee đã bán cổ phần cho tập đoàn của Jolibee ở Philipines, từ đó đã thay đổi chiến lược để phù hợp hơn với khách hàng. Sau đó thương hiệu này liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng lớn mạnh của mình.
Hay như Trung Nguyên thay đôi hoàn toạn diện mạo mới với các thiết kế sang trọng, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.
Tuy nhiên đánh giá về mọi khía cạnh, thu hút khách hàng mọi lứa tuổi, doanh số cửa hàng, nhận diện thương hiệu thì các thương hiệu Việt cũng đang chiếm ưu thế.
Ưu điểm của thương hiệu Việt
Hiểu thị trường.
Trong khi Starbucks hiện đang có 38 cửa hàng trên cả nước thì các chuỗi như Highlands, Trung Nguyên hay The Coffee House lại liên tiếp mở rộng các cửa hàng của mình lên tới con số trăm cửa hàng.
The Coffee House đang mở rộng nhanh nhất với hơn 100 cửa hàng sau 5 năm hoạt động.
Cộng Cà phê đang có 50 cửa hàng, dự kiến tốc độ là 1-2 cửa hàng mỗi tháng đến năm 2020. Ngoài ra chuỗi cửa hàng đặc biệt này còn đang có 1 cơ sở bên Hàn Quốc.
Highlands thì nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, với phong cách hiện đại. Chỉ sau 20 năm thương hiệu này đang sở hữu 200 cửa hàng đều nằm ở những vị trí dễ tìm.
Lý giải điều đó, tôi cho rằng là các thương hiệu Việt này đều hiểu thị trường hơn, hiểu văn hóa uống cà phê của người Việt hơn. Họ tập trung thiết kế, sắp xếp menu theo văn hóa và khẩu vị người Việt.
Một số quán có sự thu hút khách do sự độc đáo trong phong cách thiết kế, gợi lại những hình ảnh Việt Nam xưa như Cộng. Họ cũng có những cách “kể chuyện” với khách hàng rất Việt Nam.
Giá thành rẻ
Sau 5 năm gia nhập Việt Nam, Starbucks hiện đang có 38 cửa hàng. Trong khi đó con số này ở Thái Lan là 330, ở Malaysia là 320. Có thể thấy, tại thị trường Việt thương hiệu này đang có dấu hiệu chững lại.
Nhiều thương hiệu như NYDC,Gloria Jean’s Coffees của Austraylia cũng đang bị thu hẹp thị trường; thậm chí là đóng cửa.
Nguyên nhân có thể dễ dàng thấy đó là sự chênh lệch lớn về mức giá bán.
Các thương hiệu tại Việt Nam có giá chung chung gần bằng nhau từ 30-60 ngàn đồng. Còn con số đó ở thương hiệu quốc tế là 70-100 ngàn. Trong khi phần lớn dân cư của nước ta mức thu nhập còn thấp.
Chi phí mở và quản lý doanh nghiệp lớn
Ngoài chi phí hoạt động, điều hành cửa hàng, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với chi phí mặt bằng lớn.
Theo một tính toán của chủ cửa hàng cà phê trong nước, một cửa hàng Starbucks rộng 200 m2 ở TP.HCM đòi hỏi phải đầu tư khoảng 215.000 USD, trong khi đó, một cửa hàng The Coffee House chỉ cần khoảng 86.000 USD.
Nhược điểm của thương hiệu Việt
Có thể nói nhược điểm của các thương hiệu Việt là chưa biết áp dụng khoa học – công nghê tối ưu vào giải pháp bán hàng. Nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn với dịch vụ.
Một trong những yếu tốt thành công mấu chốt đối với các chuỗi cửa hàng bây giờ là dịch vụ. Dịch vụ càng nhanh, chính xác và tiện lợi càng lôi kéo khách hàng nhiều hơn.
Hầu hết các quán cà phê của Starbucks đều có phần mềm quản lý bán hàng nhanh nhạy, giúp họ quản lý các đơn hàng hiệu quả.
Ngoài ra Starbucks còn có app bán hàng giúp việc thanh toán của khách chỉ trong vài giây và không phải chờ đợi lâu.
Hiện tại, có rất nhiều công nghệ trực tuyến sẽ giúp các thương hiệu này cũng như các cửa hàng cà phê nhỏ có thể cạnh tranh về mảng dịch vụ với các thương hiệu lớn.