Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay tương đối đa dạng và phong phú. Tuy nhiên có thể phân chia thành hai nhóm ý tưởng kinh doanh chính: kinh doanh vật liệu thô và kinh doanh vật liệu hoàn thiện. Để kinh doanh thành công, việc có một bản kế hoạch kinh doanh cơ bản, chi tiết là điều cần thiết.
Xem thêm:
Những lưu ý khi kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới nhập môn
Các chiến lược để kinh doanh vật liệu xây dựng thành công
Kinh doanh thực phẩm sạch – Nên bắt đầu từ đâu?
Thăm dò thị trường
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả thì việc khảo sát thị trường là một yếu tố bắt buộc. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất. Qua khảo sát, bạn có thể nắm được các thông tin cần thiết về khách hàng và tiềm năng ở khu vực bạn dự định kinh doanh. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp.
Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn biết được có bao nhiều cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn? Họ kinh doanh lâu năm chưa? Có lượng khách hàng ổn định không? Các mặt hàng chính họ kinh doanh là gì? Cách bố trí cửa hàng, biển bảng hiệu ra sao?…
Ngoài ra, bạn có thể xác định được các mặt hàng mà họ đang bán chạy nhất, khảo sát giá cả các loại vật liệu xây dựng ở các cửa hàng đó cùng với nhu cầu của khách hàng. Từ đó thuận tiện cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn là câu hỏi phổ biến được nhiều người đặt ra khi có ý định dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh này. Thông thường kinh doanh vật liệu xây dựng cần khá nhiều vốn, chủ yếu để nhập hàng về kinh doanh.
Bạn có thể kết hợp kinh doanh với người khác. Hình thức này không phải là huy động vốn. Bởi khi hợp tác kinh doanh, đôi bên đều có trách nhiệm và quyền lợi. Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng cho thấy bạn có thể huy động vốn từ người thân, họ hàng. Ưu điểm của dòng vốn này là nhanh chóng, không mất thời gian cho các thủ tục giấy tờ và ít chịu áp lực hơn so với vay ngoài.
Tìm kiếm nguồn hàng cung cấp vật liệu xây dựng
Nguồn hàng là yếu tố quan trọng giúp công việc kinh doanh của bạn đạt được hiệu quả. Có rất nhiều cách để bạn có được nguồn hàng cung cấp vật liệu xây dựng tốt, phục vụ cho công việc kinh doanh. Đầu tiên, bạn có thể nhập hàng qua các tổng đại lý khu vực bởi giá bán lẻ của các sản phẩm đều được niêm yết cụ thể. Ngoài ra, các thông tin như quy cách sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thông tin lắp đặt, sử dụng, chính sách sau bán hàng đều được tổng đại lý cung cấp cho bạn…
Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh cho thấy bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ các công ty. Đây là cách thức lấy hàng quen thuộc của nhiều cửa hàng. Cách thức này giúp họ trở thành đại lý của các công ty. Các công ty thường có giá bán lẻ và chiết khấu hoa hồng hấp dẫn cho các đại lý. Cửa hàng không cần phải tự ý định giá bán mà có thể dựa theo mức giá của công ty. Tuy nhiên bạn phải có số vốn lớn để lấy hàng theo cách này.
Một cách tìm kiếm nguồn hàng vật liệu xây dựng khác đó là bạn có thể nhập hàng từ nước ngoài. Xu hướng của người Việt ngày nay đều chuộng hàng ngoại. Nếu bạn nắm bắt được các sản phẩm hay thương hiệu nhập ngoại nào được yêu thích thì có thể nhập thêm về bán kèm. Tuy nhiên, tránh nhập số lượng quá nhiều tránh tình trạng bị tồn kho, hàng hóa ế ẩm không xoay được vốn.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh và kho hàng
Khi kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên thuê các mặt bằng có không gian rộng để có thể trưng bày các sản phẩm. Kho chứa thực sự rất cần thiết cho người có ý định bán vật liệu. Kho hàng nên xây gần mặt bằng kinh doanh. Thiết kế thoát hơi ẩm, nước tốt. Đặc biệt với các sản phẩm như xi măng, đá lát, phù điêu trang trí nên để trong môi trường thoáng khí, cao hơn nền để tránh ẩm, bám nước. Với các sản phẩm như bồn cầu, bồn tắm, lavabo nên trưng bày cách xa nhau, tránh va chạm làm sứt mẻ sản phẩm.
Định giá vật liệu xây dựng phù hợp
Theo kinh nghiệm kinh doanh của nhiều chủ cửa hàng thì giá cả của các vật liệu xây dựng thường tăng giảm thất thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, muốn cân đối giá cả phù hợp thì bạn cần thường xuyên cập nhật phổ giá trung bình trên thị trường. Từ đó đưa ra mức giá hợp lý và ổn định nhất.
Trên đây là kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cơ bản mà bạn cần thiết lập. Có đường lối kinh doanh hiệu quả, công việc sẽ suôn sẻ, phát đạt hơn.