Facebook phát triển mở ra nhiều cơ hội thị trường mới đặc biệt là với những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Với thị trường kinh doanh trực tuyến đang làm mưa làm gió thì quảng cáo Facebook trở thành truy vấn hàng đầu trên mọi công cụ tìm kiếm. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều tìm đến quảng cáo Facebook như một cách thức giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng đồng thời nâng cao vị thế thương hiệu trên mạng xã hội. Nếu bạn cũng đang có ý định tìm hiểu về lĩnh vực này nhưng còn cảm thấy bỡ ngỡ vì những thuật ngữ chuyên ngành. Đừng lo vì bài viết sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn khi đọc vị được những thuật ngữ “chỉ dân chuyên mới biết” nhé.
Thuật ngữ về các loại chi phí trong quảng cáo Facebook
Khi đọc các loại sách hay các bài báo liên quan đến Quảng cáo Facebook, hẳn là bạn cũng từng bắt gặp những chỉ số như CPC, CPA,… Chắc chắn bạn đã từng thắc mắc những chỉ số đó ám chỉ điều gì và chúng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong một chiến dịch quảng cáo Facebook của doanh nghiệp đúng không?
CPA (Cost Per Action)
Cost Per Action hay còn được gọi là Pay Per Action (PPA) là một loại chi phí được định giá và những nhà quảng cáo cần chi trả cho mỗi hành động khi khách hàng có tương tác với quảng cáo của họ. Ví dụ như hành động thanh toán, bình luận, đặt hàng,…
Trong CPA chứa 2 thuật ngữ nhỏ hơn là CPI và CPL:
- CPI (Cost Per Install) là khoản chi phí mà nhà quảng cáo bỏ ra cho những khách hàng cài đặt các ứng dụng từ quảng cáo.
- CPL (Cost Per Lead) là chi phí nhà quảng cáo cho mỗi hành động khi khách hàng cung cấp những thông tin của mình cho những form mẫu mà nhà quảng cáo cung cấp.
Dựa vào chỉ số CPA, các nhà quảng cáo sẽ biết được chính xác con số mà họ chi trả cho hoạt động quảng cáo Facebook và so sánh nó với những gì mà họ thu về được.
CPA được tính theo công thức sau:
CPA = Ngân sách quảng cáo / (Số lượt hiển thị quảng cáo * CTR * CR)
- CR: tỷ lệ khách hàng ( = Số người mua hàng / Lượt click)
- CTR: tỷ lệ click ( = Số click / Lượt hiển thị)
Ví dụ: Ngân sách quảng cáo Facebook của doanh nghiệp là 2 triệu đồng. Nhận được 200,000 lượt hiển thị với 10,000 lượt click. Doanh nghiệp sở hữu 500 người mua từ chiến dịch quảng cáo đó.
Với ví dụ trên:
CR = Số người mua hàng / Lượt click = (500 / 10000)*100% = 5%
CTR = Số click / lượt hiển thị = (10000 / 200000)*100% = 5%
=> CPA = 2000000 / (200000 * 5% * 5%) = 4000 (vnđ)
Nói chung hình thức tính chi phí CPA là hình thức mà các nhà quảng cáo Facebook luôn hướng tới và dành nhiều tâm huyết cho nó vì mang lại những hiệu quả thực thế cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Quảng cáo trên Instagram và Facebook: Lựa chọn nào cho bạn
CPM (Cost Per 1000 impression)
Chi phí cho 1000 lần lượt hiển thị quảng cáo trên trên News Feed Facebook của nhóm khách hàng mục tiêu. Các nhà làm quảng cáo sẽ đưa ra một ngân sách cho 1000 lần quảng cáo của họ, và khi những quảng cáo đó hiển thị nhà quảng cáo sẽ mất đi khoản chi phí đó.
Ví dụ khi nhà quảng cáo chạy một chiến dịch quảng cáo Facebook, với mỗi 1000 lần hiển thị Facebook sẽ tính phí của bạn là 500 vnđ, nếu một ngày bạn chạy quảng cáo Facebook với số lượng là 10000 lần, thì chi phí của bạn sẽ là 5000 vnđ.
CPM sẽ phù hợp khi doanh nghiệp muốn chạy quảng cáo Facebook với mục đích thu hút và tăng sức lôi cuốn khách hàng đối với thương hiệu của họ. Nó cũng phù hợp khi một thương hiệu mới muốn tăng độ nhận diện trên thị trường để xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt hơn.
CPM là một hình thức quảng cáo được nhiều nhà cung cấp sử dụng bởi nó khá dễ dàng để thực hiện. Cũng chính vì thế mà mức độ cạnh tranh giữa những nhà quảng cáo với cùng một đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ được đẩy lên cao. Nếu cùng một nhóm khách hàng có nhiều nhà quảng cáo cùng nhắm đến thì CPM để bị tăng lên, khi đó, nhà quảng cáo sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho những chiến dịch quảng cáo Facebook. Nếu nhà quảng cáo không thực sự hi vọng về một kết quả nhất định nào đó mà mục tiêu chính của họ là tăng mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường trực tuyến thì lựa chọn quảng cáo CPM là một lựa chọn phù hợp cho nhà quảng cáo.
CPC (Cost Per Click)
Chi phí cho mỗi click là khoản phí nhà quảng cáo cần bỏ ra cho mỗi lượt click và liên kết trong quảng cáo dẫn đến một trang đích nào đó, đây là hình thức tính phí phổ biến nhất trong quảng cáo Facebook nói riêng và quảng cáo trực tuyến nói chung.
Nếu như với CPM chỉ với một lần hiển thị thì nhà quảng cáo sẽ cần phải chi tiền ngay mà với cách tính chi phí CPC thì những Facebook cần nỗ lực hơn để những quảng cáo của nhà quảng cáo nhận được lượng click từ người xem, đặc biệt là khách hàng mục tiêu hướng đến. Và vì thế, nhà quảng cáo sẽ có lợi hơn rất nhiều vì có thể hiển thị hàng trăm ngàn lần mà không hề mất phí. Vì thế, nếu ngân sách quảng cáo thấp và doanh nghiệp không có thời gian để tối ưu nó, các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức quảng cáo CPC để Facebook tìm cách để khách hàng click vào đường link của bạn.
Khi sử dụng quảng cáo CPC, nếu trong trường hợp quảng cáo của bạn hiển thị với những đối tượng nằm ngoài nhóm khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp cũng sẽ không bị mất đi bất kỳ khoản phí nào. Bù lại điều đó thì CPC thường cao hơn CPM một chút. Một rủi ro cho những nhà quảng cáo khi sử dụng quảng cáo dạng CPC đó là khi đối thủ cạnh tranh sử dụng một đội ngũ với những click ảo nhằm khiến họ phải trả một chi phí nhiều hơn cho quảng cáo và khiến công việc đo lường hiệu quả quảng cáo trở nên khó khăn hơn.
oCPM
Là một khoản chi phí tối đa mà nhà quảng cáo đưa ra cho Facebook để chi trả cho một hành động cụ thể nào đó. Sau khi nhận được yêu cầu từ nhà quảng cáo, Facebook sẽ tiến hành phân phối mức độ hiển thị quảng cáo đến với những đối tượng mà Facebook cho rằng có xu hướng cao trong việc thực hiện hành động yêu cầu. Và đây chính là cách Facebook định giá tự động cho các quảng cáo mới.
Nhà quảng cáo sẽ phải chấp nhận rằng, nếu lựa chọn trả phí quảng cáo dạng oCPM thì chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị là cao hơn so với trả phí dạng CPM bình thường. Tuy vậy thì chất lượng người dùng nhận được hiển thị quảng cáo sẽ cao hơn, tỉ lệ chuyển đối cũng được đánh giá tốt hơn.
Những điều mà nhà quảng cáo quan tâm khi cho ra đời một chiến dịch quảng cáo trên Facebook đó là:
- Tối ưu hóa lượt chuyển đổi (Conversions)
- Tối ưu hóa lượt hiển thị (Impressions)
- Tối ưu hóa lượt click vào quảng cáo (Clicks on ad/ to site)
- Tối ưu lượt tiếp cận khác nhau mỗi ngày (daily unique reach)
Giả sử mục tiêu cho một chiến dịch quảng cáo mới là lượt click tới trang web của doanh nghiệp. Facebook sẽ tự động đề xuất một mức giá tối ưu cho mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo để doanh nghiệp tối ưu được mục tiêu đó, cách khác là nhà quảng cáo cũng có thể tự đặt giá cho Facebook.
Thuật ngữ sử dụng khi quảng cáo Fanpage
Để tạo sự chuyên nghiệp và tính uy tín trong quảng cáo, những doanh nghiệp thay vì quảng cáo bằng trang Facebook cá nhân sẽ sử dụng một trang Fanpage riêng của thương hiệu để quảng cáo Facebook.
Placement (vị trí quảng cáo)
Placement là vị trí mà quảng cáo được xuất hiện trên Facebook. Khi nhà quảng cáo sáng tạo ra một chiến dịch Facebook mới, họ có thể tùy chọn hiển thị mẫu quảng cáo đó ở những vị trí mà họ cho là có khả năng hoạt động tiếp cận và thu hút khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Hành động này các nhà quảng cáo có thể tự lựa chọn hoặc cho phép Facebook phân bổ, những vị trí này sẽ được Facebook xác định dựa trên những mục tiêu mà nhà quảng cáo đặt ra cho chiến dịch quảng cáo.
Xem thêm: Cách thiết lập vị trí quảng cáo Facebook
Những vị trí quảng cáo mà Facebook có thể cho phép các mẫu quảng cáo xuất hiện và cũng là những vị trí được đánh giá cao về hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu đó là:
- News feed: Quảng cáo Facebook sẽ được xuất hiện trên giao diện bảng tin trên máy tính hoặc điện thoại, đây chính là vị trí hấp dẫn nhất trên Facebook bởi chắc chắn là vị trí mà tất cả người dùng đều chú ý khi truy cập Facebook.
- Cột bên phải: Là nơi thường xuyên xuất hiện những quảng cáo và dễ được người dùng để ý khi sử dụng Facebook bằng máy tính. Đối với những giao diện điện thoại thì không thể hiển thị được tại vị trí này.
- Storie: Từ khi xuất hiện trên Instagram và Facebook, Stories trở thành công cụ được nhiều người dùng quan tâm và các quảng cáo khi xuất hiện tại đây cũng đặc biệt hiệu quả.
- Marketplace: Là nơi mà người dùng Facebook có thể khám phá các mặt hàng đang được đăng bán trên mạng xã hội Facebook. Vị trí quảng cáo này có thể tiếp cận đúng những khách hàng đang có nhu cầu và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn cho nhà quảng cáo. Khi đặt quảng cáo Facebook trên Marketplace, các quảng cáo sẽ được hiển thị trên tất cả những dịch vụ mà Marketplace có liên quan, và một ưu điểm nữa đó là những quảng cáo trên Marketplace đều được Facebook cho phép xuất hiện trên News feed.
- Trong các video: Những quảng cáo sẽ xuất hiện giữa các đoạn video khi bạn xem trên Facebook. Đây là loại quảng cáo đang được sử dụng một các cực phổ biến hiện nay và mang lại nhiều hiệu quả cao. Tuy nhiên, để sử dụng vị trí đặt quảng cáo này, các nhà quảng cáo phải đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu nhất định. Những mẫu quảng cáo trong video này cũng sẽ được định vị theo đối tượng khách hàng mục tiêu, không phải ai cũng nhìn thấy những mẫu quảng cáo giống nhau.
Potential Reach (Lượng tiếp cận tiềm năng)
Đây là chỉ số đo lường lượng khách hàng tiềm năng trong những đối tượng mà thương hiệu hướng đến có thể nhìn thấy quảng cáo của nhà quảng cáo.
Số khách hàng tiềm năng này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào ngân sách cũng như mẫu quảng cáo mà các nhà quảng cáo đưa ra. Đây là một ước tính mà Facebook đưa ra nhằm giúp đưa ra được những đo lường hiệu quả khi nhà quảng cáo có những sự thay đổi trong mẫu quảng cáo về nội dung hay đối tượng mục tiêu.
Lượng tiếp cận tiềm năng sẽ được Facebook ước tính dựa trên những yếu tố về hành vi sử dụng và mua sắm trên Facebook, những thông tin mà người dùng cung cấp cho Facebook khi kê khai thông tin cá nhân, những vị trí người dùng thường xuyên nhắc đến, check in,…
Reach (Lượt tiếp cận)
Là chỉ số mà chắc chắn bạn luôn luôn nghe thấy khi tìm hiểu về Quảng cáo Facebook. Chỉ số này tương đối dễ hiểu, đó chính là số lần mà mẫu quảng cáo tiếp cận được với khách hàng trên News feed của Facebook. Lượt tiếp cận càng cao chứng tỏ những nội dung quảng cáo của nhà quảng cáo đã được nhiều người dùng tiếp cận được, và chỉ số này tính tổng được số lượt tiếp cận của một mẫu quảng cáo từ tất cả các nguồn như lượt tiếp cận tự nhiên, tiếp cận thông qua chia sẻ, thông qua quảng cáo.
Lượt tiếp cận Reach cũng được phân làm 2 loại phổ biến nhất là tiếp cận trả phí (Paid Reach) và tiếp cận tự nhiên (Organic Reach). Nghe tên gọi cũng có thể hình dung được điểm khác biệt giữa hai loại này. Nếu như bạn cần bỏ ra một khoản chi phí để có được Paid Reach thì những Organic Reach là hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm: Mẹo tối ưu lượt tiếp cận với quảng cáo Facebook Ads
PPE (Page Post Engagement)
Bên cạnh Reach thì đây cũng là chỉ số quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo Facebook. Engagement chính là số người có tương tác, hành động click vào bài post của page. Những hành động này bao gồm lượt like, share, comment, click ảnh vào ảnh hay video,… nói chung là tất cả mọi hành động liên quan đến bài đăng của page, thậm chí là cả lượt report.
Nếu như lượt Reach chỉ phản ánh được số lượt tiếp cận mà không cho biết gì thêm về nó thì Engagement có thể chỉ ra được những sự quan tâm của công chúng, của khách hàng mục tiêu đối với mẫu quảng cáo. Các nhà quảng cáo sẽ dựa vào đây để xác định mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo cũng như mức độ quan tâm đến sản phẩm của người dùng.
Nếu chỉ số Engagement cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm đúng cách, tập trung đến những đối tượng có quan tâm, có nhu cầu. Ngược lại nếu chỉ số này đang có dấu hiệu giảm đi thì các nhà quảng cáo cần cân nhắc nhiều hơn với việc thay đổi và tối ưu lại mẫu quảng cáo Facebook đang sử dụng.
Trong khi đó, PPE được xem là một hình thức quảng cáo Facebook thông dụng mà đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn nhằm tương tác với các bài viết, các bài quảng cáo của Fanpage. Khi doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo này, chi phí quảng cáo sẽ được tính theo CPC dựa vào các tương tác bao gồm lượt like, share, bình luận, click link,… Những đối tượng mà Facebook hướng đến cho hình thức quảng cáo này đó là những người có hành vi và hồ sơ tương đương với đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.
Xem thêm: Phân biệt các loại chỉ số Engagement Facebook
Thuật ngữ dùng trong thanh toán
Bid/Maximum Bid (Giá thầu)
Giá thầu chính là mức giá mà các doanh nghiệp cần chi trả cho những quảng cáo Facebook của mình. Bạn biết đấy, lượng người dùng truy cập Facebook mỗi tháng lên đến hàng tỷ lượt truy cập, nếu ai cũng muốn đặt quảng cáo trên Facebook một cách tự do thì sẽ hỗn loạn như thế nào.
Bid là giá thầu quảng cáo Facebook hay nói rõ hơn là một cơ cấu đấu giá Facebook đưa ra cho các doanh nghiệp cần đặt quảng cáo. Khi đó, nếu doanh nghiệp đưa ra một giá thầu thấp hơn các đối thủ có cùng thị trường tương tự thì những mẫu quảng cáo của doanh nghiệp đó sẽ xuất hiện ít hơn, lượng hiển thị với khách hàng mục tiêu sẽ ít hơn và ngược lại.
Điều này có thể khiến các doanh nghiệp luôn đưa ra mức giá thầu cao nhất có thể khi tung một chiến dịch quảng cáo Facebook. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không bắt buộc phải trả một khoản chi phí như đưa ra với Facebook mà Facebook sẽ cố gắng đề xuất một mức chi phí thấp hơn để làm hài lòng những doanh nghiệp quảng cáo.
Xem thêm: Một số chiến lược đặt giá thầu quảng cáo Facebook hiệu quả cao nhất
Payment method (Phương thức thanh toán)
Trong các tài khoản quảng cáo luôn có có tab Payment method để các doanh nghiệp tạo quảng cáo có thể xem xét được các hình thức thanh toán có thể áp dụng. Quảng cáo Facebook tại Việt Nam chủ yếu thực hiện thanh toán thông qua 2 loại thẻ Visa (Master Debit và Master Credit). Master debit là thẻ thanh toán trả trước còn Master Credit là thẻ thanh toán trả sau. Thực tế chức năng của hai loại thẻ thanh toán này không quá khác biệt nhưng vì việc đăng ký thẻ Credit cần rất nhiều thủ tục nên loại thẻ Visa Master Debit được ưa dùng nhất cho các thanh toán chi phí quảng cáo Facebook tại Việt Nam.
Xem thêm: Cách thiết lập tài khoản thanh toán quảng cáo Facebook
Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Facebook chắc chắn sẽ có những khó hiểu và khó phân biệt giữa những chỉ số chi phí này. Tuy nhiên, đây đều là những thuật ngữ cực quan trọng và bạn không thể không biết nếu muốn trở thành chuyên gia quảng cáo Facebook. Chắc chắn bạn hiểu được tầm quan trọng của Facebook và quảng cáo Facebook trong hoạt động kinh doanh online và bán hàng đa kênh toàn diện của các doanh nghiệp hiện hành. Vì thế, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức chi tiết hơn về quảng cáo Facebook để bạn có thể tự tin hơn khi sử dụng công cụ này.