- Lượt xem: 596

Trước khi trở thành doanh nhân như hiện nay ít ai biết rằng. Nguyễn Tử Quảng từng là giảng viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nhân kỷ niệm 36 năm ngày hiến chương các nhà giáo (20/11/1982-20/11/2018) chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường từ một nhà giáo đến một CEO của Nguyễn Tử Quảng.

Chàng trai đam mê công nghệ

Nguyễn Tử Quảng sinh ngày 11/6/1975 tại Ninh Nhất, Hoa Lư, Ninh Bình trong một gia đình có truyền thống khoa cử. Năm 1990, Anh thi đỗ chuyên Toán của trường Đại học sư phạm Hà Nội trước khi trở thanh sinh viên khoa công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa 3 năm sau đó.

Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng lúc đó đang học năm thứ 3 đại học đã cùng một số bạn học của mình viết ra phần mềm diệt virus “made by Việt Nam” đầu tiên; và được cung cấp miễn phí cho cộng đồng đến năm 2005. Nhớ lại giai đoạn từ 2000 đến 2005, hầu như bất kỳ máy tính ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm diệt virus này.

Từ Giảng Viên đến doanh nhân thành đạt

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1997, anh được trường giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, khoa CNTT tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác. Sau đó vào năm 2001, Nguyễn Tử Quảng chính thức được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (BKIS) thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội- Tiền thân của BKAV sau này

Năm 2005,công ty TNHH An ninh mạng  BKAV chính thức được thành lập và Nguyễn Tự Quảng cũng đồng thời trở thành CEO của công ty từ đó đến nay.

Với định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung của ngành công nghệ thông tin nước nhà, trong quá trình làm việc những năm qua, BKAV đã không ngừng nỗ lực và khẳng định được vị trí, năng lực hàng đầu của mình trên các lĩnh vực an toàn, an ninh hệ thống mạng, xây dựng hệ thống xử lý công văn giấy tờ, xây dựng các dự án, giải pháp tổng thể hệ thống công nghệ thông tin. Các dự án đó hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam thành một ngành công nghiệp mũi nhọn góp phần thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội và bản thân doanh nghiệp.

Năm 2015, Nguyễn Tử Quảng cho ra mắt Bphone- sản phẩm điện thoại thông minh được ví như “iphone của Việt Nam” . Ngày 10/10 vừa rồi phiên bản thứ 3 của dòng điện thoại này đã được ra mắt.

Dự kiến BKAV sẽ trở thành công ty nghìn tỷ sau khi IPO vào năm 2020, sau những bước chuẩn bị vào cuối năm nay có thể đưa Quảng “nổ” trở thành tỷ phú công nghệ của Việt Nam.

Những bài học từ  Nguyễn Tử Quảng

Triết lý kinh doanh

Nguyễn Tử Quảng có thể được xem là một trong startup công nghệ đầu tiên tại Việt Nam Anh, mở đường cho các startup công nghệ sau này. khỏi nghiệp mà không có bất kỳ chính sách hỗ trợ hay nhà đầu tư nào . Đội ngũ Bkav khi đó làm việc “chỉ vì đam mê”. Họ làm thuê đủ nghề để kiếm sống, tự bỏ tiền túi, thuê đường truyền Internet gửi cho mọi người bản cập nhật mới nhất.

Với riêng Nguyễn Tử Quảng, thu nhập từ việc làm giảng viên ĐH Bách khoa đều dồn vào viết phần mềm diệt virus. Bkav khi đó được nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Đó cũng là triết lý của CEO Bkav, muốn khởi nghiệp thành công, phải xuất phát từ cái tâm muốn tốt cho xã hội. “Nếu bạn chỉ làm ra những thứ bán ra để kiếm tiền thì sự thành công sẽ rất thấp, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải”.

Đương đầu với chỉ trích

Nguyễn Tử Quảng là người đam mê công nghệ, nhiều mơ ước  và “nuôi dưỡng khát vọng một cách lãng mạn hơn bất kỳ người lãng mạn nào làm công nghệ”.Chính vì vậy mà anh luôn tự tin vào các sản phẩm của mình như tuyên bố  “Bkav là phần mềm diệt virus số một thế giới”, “Bkav đi trước cả Microsoft, Google” , Bkav cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy vậy, người đứng đầu Nguyễn Tử Quảng coi những lời chỉ trích đối với sản phẩm và cá nhân là những phản biện cần thiết để không ảo tưởng, luôn cân bằng và có thêm động lực đi tiếp.

Niềm tự hào dòng máu Việt

Từ khi Việt Nam mới làm quen với công nghệ thông tin, cựu giảng viên ĐH Bách khoa đã có niềm tin rằng, dù đi sau nhưng người Việt có thể sở hữu công nghệ tiên tiến, sản xuất những sản phẩm đủ sức chinh phục thế giới.

Bằng chứng là việc anh đã quyết tâm phát triển và cho ra đời bằng được những sản phẩm Made By Việt Nam mà nổi bật nhât là Bphone. Tính đến nay, Bkav đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho các hoạt động nghiên cứu và sản xuất mẫu điện thoại Bphone. Dù hai mẫu Bphone 1 và 2 (ra mắt vào năm 2015 và 2017) chưa thành công, nhưng vị CEO 7x vẫn bày tỏ lạc quan vào tương lai smartphone Việt.Nguyễn Tử Quảng tin rằng, Bphone có thể cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng của thế giới.

B-phone niềm tự hào công nghệ Việt

Nhân ngày 20/11 tôi xin được gửi tới anh cũng như tất cả những thầy cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy các cô thành công trong công việc và cuộc sống