- Lượt xem: 544

          5 giờ sáng tại sân bay Tân Sân Nhất, giữa mưa lạnh một người phụ nữ gầy gò và khắc khổ chật vật trước quầy bán vé có vẻ như muốn đổi vé máy bay về quê chuyến sớm nhất trong ngày. Nhưng ánh mắt chị trông ngẩn ngơ đến tội khi nghe tin chỉ còn vé hạng thương gia và người ta yêu cầu chị phải trả thêm một số tiền là 1.5 triệu đồng nếu muốn có vé.

            Bóng người nhỏ thó ấy sẵn sàng đứng giữa sân bay vét từng đồng tiền lẻ cuối cùng trong ví; may sao vừa vặn tròn con số mà người ta cần. Nhiều người tò mò tới hỏi chị vì sao lại phải gấp gáp đến vậy. Chị chỉ hướng đôi mắt vô thần hỏi lại mọi người một câu: “Mẹ mất thì phải làm sao hả chú”?. Cả đám đông lặng đi vì câu nói của chị.

      Người ta truyền tai nhau câu chuyện ấy; đúng lúc người nhân viên bán vé nghe được. Biết chuyện, anh lẳng lặng rời đi một lúc và trở lại với tấm vé hạng thương gia trên tay. Anh đổi tấm vé ấy cho người phụ nữ và thông báo chị không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.     

         Cả sân bay vẫn nhớ mãi niềm vui đọng lại nơi khóe mắt của người phụ nữ vì mưu sinh mà phải tha phương cầu thực. Không biết chị có về quê kịp lúc hay không, nhưng hành động của anh nhân viên bán vé rõ ràng đã sưởi ấm trái tim biết bao con người có mặt ở đó lúc bấy giờ.

      

            Nhưng đó chỉ là câu chuyện của hiện tại. Khoảng 10 năm; 20 năm sau có lẽ anh nhân viên kia đã được thay thế bằng một chiếc máy bán vé máy bay tự động. Với tốc độ áp dụng công nghệ trong kinh doanh như hiện nay; có lẽ thời điểm đó sẽ không còn quá xa nữa. Vậy ở vào viễn cảnh đó; câu chuyện cổ tích giữa đời thường của người phụ nữ kia liệu còn có thể xảy ra?


Công nghệ bùng nổ trong hoạt động kinh doanh

Không biết bạn có nhận ra rằng càng ngày bạn càng phải thực hiện hoạt động mua sắm, kinh doanh nhiều hơn với những cái máy?

Đơn cử như việc mua một lon nước giải khát, đối tượng của bạn cũng là những chiếc máy bán nước tự động. Xa hơn, khi bạn thực hiện một thao tác mua sắm trực tuyến; đối tượng bạn cần làm việc cũng là phần mềm quản lý bán hàng của doanh nghiệp. Càng ngày vai trò của những nhân viên kinh doanh càng lùi về phía sau. Để mặc “mặt trận” kinh doanh cho các công nghệ quản lý bán hàng tha hồ “tung hoành” với khách hàng.

Ngày nay chúng ta thực hiện các hoạt động mua sắm online ngày càng nhiều hơn với công nghệ quản lý bán hàng
Ngày nay chúng ta thực hiện các hoạt động mua sắm online ngày càng nhiều hơn với công nghệ quản lý bán hàng

Các thao tác trong kinh doanh cũng theo đó được tối ưu hóa hết mức. Với công nghệ; các giao dịch được thực hiện sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Khách hàng có nhu cầu sẽ được công nghệ quản lý bán hàng dẫn dắt đến các mặt hàng. Doanh nghiệp muốn bán được hàng sẽ thông qua công nghệ quản lý bán hàng để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tất cả hoạt động kinh doanh đều được đưa vào một quy trình chỉn chu và không một ngoại lệ bất kỳ được tạo ra.

Thử quay lại câu chuyện trên, nếu anh nhân viên biến thành một chiếc máy bán và đổi vé tự động; thì người phụ nữ sẽ không có bất kỳ một sự hỗ trợ nào hết. Chị sẽ phải trở về quê hương trong tình trạng không một xu dính túi. Chẳng có kỳ tích xảy ra; cũng không có sự an ủi nào cho chị đến từ một chiếc máy vô tri vô giác.


Từ câu chuyện công nghệ đến nhân tố con người trong kinh doanh

Với sức mạnh của công nghệ; con người hoàn toàn đã có thể bị thay thế trong các hoạt động kinh doanh. Nhưng điều đó không nên và không được phép xảy ra dù ở bất kỳ thời điểm nào. Chúng ta là xã hội được đánh dấu sự tồn tại bởi các mối quan hệ công đồng. Trong khi 70% các hoạt động giao tiếp của con người hướng đến mục đích kinh doanh; nếu thay thế bằng máy móc; nghĩa là chúng ta đang dần bị biến đổi để cách ly với cộng đồng.

Các doanh nghiệp cũng không ngốc ngếch đến mức giao phó toàn bộ chu trình kinh doanh cho máy móc. Công nghệ chỉ là một công cụ hỗ trợ con người tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động mà thôi. Lấy ví dụ về phần mềm quản lý bán hàng trong kinh doanh; không phải nó thay thế con người quản lý tất tần tật từ A đến Z. Mà phần mềm quản lý bán hàng chỉ hỗ trợ quản lý doanh thu; quản lý nhân lực, quản lý khách hàng dưới sự giám sát của con người.

Một câu nói đã trở thành chân lý của Steve Jobs – CEO của Apple mà chúng tôi thấy rất thích hợp với bài viết này: “Bạn phải bắt đầu từ trải nghiệm khách hàng rồi mới xem xét đến công nghệ, chứ không phải ngược lại.” Trong đó; đánh giá trải nghiệm khách hàng không phải điều mà máy tính có thể xử lý linh hoạt được.

“Bạn phải bắt đầu từ trải nghiệm khách hàng rồi mới xem xét đến công nghệ, chứ không phải ngược lại.”
“Bạn phải bắt đầu từ trải nghiệm khách hàng rồi mới xem xét đến công nghệ, chứ không phải ngược lại.”


Kết luận

Chúng ta vẫn sống với nhau bằng tình cảm nhiều hơn là lý trí. Có những chuyện không thể xử lý cứng nhắc và máy móc theo một chương trình công nghệ vạch sẵn. Như câu chuyện ở đầu bài viết chúng tôi đề cập; một cỗ máy không thể nào đem lại sự chân thành và ấm áp hơn con người. Cũng như vậy; việc áp dụng và sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng trong kinh doanh là điều nên làm. Nhưng tốt nhất hãy quản lý công nghệ dưới tư duy của con người.