- Lượt xem: 710

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập tới 4 bước đầu tiên; để có thể lập một kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em thành công. Ở phần này, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm 5 bước cuối cùng để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. Giúp nhà kinh doanh đồ chơi trẻ em có thể tự tin để bắt đầu kinh doanh.

Xem thêm: 

9 bước lập kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em (Phần I)

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả chỉ với 1 ít vốn trong tay

5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản và hiệu quả

 

Bước 5: Xác định quy mô kinh doanh

Xác định quy mô kinh doanh đồ chơi trẻ em
Xác định quy mô kinh doanh đồ chơi trẻ em

Khi mới bắt đầu, bạn thường có xu hướng mở cửa hàng có quy mô nhỏ. Khi hoạt động được một thời gian ổn định, bạn sẽ mở rộng thêm. Đây là phương án an toàn mà nhiều nhà kinh doanh áp dụng. Tuy nhiên, nếu bạn có tiềm lực tài chính, bạn có thể mở những cửa hàng có quy mô lớn. Nếu bạn mở những cửa hàng như vậy, cần chú ý nhiều hơn vào vấn đề quản lý. Bởi không đơn giản chỉ là mở cửa hàng. Mà nó còn là cả quá trình kinh doanh. Quyết định sự thành bại của bạn.

Vì vậy, hãy sử dụng nguồn lực tài chính phù hợp với tình hình thị trường mà bạn đã nghiên cứu.

Bước 6: Chú trọng tuyển dụng nhân sự

Để cửa hàng của bạn có thể đi vào hoạt động, bạn cần có cho mình những nhân viên. Với kinh doanh đồ chơi trẻ em, số lượng nhân viên khá nhiều đáp ứng nhu cầu của các bộ phận khác nhau. Vì vậy, quy trình tuyển dụng của bạn cần phải thực sự chuyên nghiệp. Tránh những trường hợp tuyển sai người.

Trên thực tế, nhà quản lý cũng không dễ dàng để đưa ra quyết định lựa chọn nhân sự. Việc cân nhắc trường hợp này, xem xét trường hợp kia là điều hay gặp phải. Nhà quản lý có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ. Phần mềm không chỉ giúp chủ cửa hàng kiểm soát hoạt động của cửa hàng; mà nó còn giúp nhà quản lý lựa chọn ra những ứng viên phù hợp nhất; dựa trên tiêu chí đặt ra ban đầu.

Nhân sự có nhiều bộ phận. Cụ thể: nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng, nhân viên kiểm kho, nhân viên sắp xếp, nhân viên tư vấn,… Mỗi bộ phận lại cần những tính chất riêng, phù hợp với tính chất công việc. Ví dụ: nhân viên tư vấn cần kỹ năng ăn nói lưu loát, tự tin. Ngược lại, nhân viên kiểm kho lại cần tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.

Bạn cũng cần tính toán mức lương, chế độ ưu đãi và những quy định cơ bản cho nhân viên. Nếu chế độ bạn đặt ra tốt, sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Tuyển dụng nhân sự vô cùng quan trọng. Đây có thể là vũ khí đắc lực nhất mà bạn có những lúc khó khăn ban đầu. Vì vậy, hãy lên kế hoạch cụ thể, kỹ lưỡng cho nó.

Bước 7: Lên kế hoạch quản lý

Lên kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em
Lên kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em

Nhiều nhà kinh doanh khi mới bắt đầu, họ thường xem nhẹ bước này. Bởi họ nghĩ, với quy mô nhỏ, sẽ dễ dàng quản lý. Nhưng họ đã sai lầm. Quy mô cửa hàng, những thất thoát nhỏ càng dễ xảy ra.

Bạn cần kiểm soát kỹ kho hàng. Số lượng hàng nhập vào. Sắp xếp chúng thành từng loại, tránh những nhầm lẫn, lộn xộn. Dẫn tới tình trạng khó lấy hàng, hoặc lấy nhầm hàng khi khách hàng cần gấp. Ngoài ra bạn cũng cần quản lý lượng hàng xuất ra cửa hàng để bán. Có nhiều trường hợp nhân viên đã làm giả số lượng nhằm thu lợi về mình. Vì vậy, bạn cũng cần hết sức lưu ý trong những trường hợp này. Lượng hàng tồn kho cũng khá quan trọng. Không giống như thực phẩm, đồ chơi trẻ em có thời gian sử dụng lâu dài hơn rất nhiều. Nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Đồ chơi để lâu sẽ cũ, đi sau trend thị trường. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch cụ thể để có thể cập nhật liên tục tình hình tồn kho. Để đưa ra những chiến lược “xả hàng” phù hợp.

Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều việc cần làm; hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong những bước đi đầu tiên.

Ngoài việc quản lý hàng hóa, bạn cũng cần lên kế hoạch để quản lý nhân viên, quản lý khách hàng. Để hoạt động kinh doanh được vận hành trơn tru, không bị gián đoạn.

Bước 8: Lên kế hoạch về các hình thức thanh toán tại cửa hàng

Khách hàng đến mua hàng là những ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Vì vậy, họ muốn tiết kiệm tối đa thời gian.Việc rút gọn thời gian thanh toán sẽ là mục đích mà bạn hướng tới khi lập kế hoạch kinh doanh.

Hiện nay, các cửa hàng thường sử dụng phần mềm tính tiền, nhằm tối giản hóa các thao tác thanh toán. Nhân viên chỉ cần check mã vạch, hệ thống sẽ tự động tính toán số lượng đơn hàng; cùng giá đi kèm theo. Hóa đơn sẽ được in ra ngay sau đó. Chu trình bán hàng khép kín sẽ tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.

Bạn nên sử dụng phần mềm tính tiền này. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm các nguồn lực; mà còn giúp tạo dấu ấn ban đầu cho khách hàng.

Bạn cũng nên áp dụng cả hai hình thức thanh toán phổ biến ngày nay. Đó là thanh toán bằng tiền mặt (kiểu truyền thống); và thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử,..

Hãy lên kế hoạch cụ thể để chuẩn bị máy móc và tính toán chi phí cho chính xác. Hạn chế những dư thừa về chi phí không đáng có.

Bước 9: Lên kế hoạch về nguồn vốn khi kinh doanh đồ chơi trẻ em

Lập kế hoạch nguồn vốn kinh doanh đồ chơi trẻ em
Lập kế hoạch nguồn vốn kinh doanh đồ chơi trẻ em

Bắt đầu kinh doanh, bạn cần suy nghĩ về vốn đầu tiên. Nhưng đây lại là bước cuối cùng trong kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em của bạn. Bởi lẽ, khi mọi vấn đề được xác định, bạn mới biết được chi phí cần bỏ ra cho từng việc là bao nhiêu. Xét về mặt tài chính, bạn sẽ phải chi cho những khoản sau:

  •        Chi phí vốn ban đầu
  •        Thuê mặt bằng cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em.
  •        Chi phí thuê nhân viên
  •        Chi phí hàng hóa
  •        Chi phí quảng cáo
  •        Chi phí bao bì, đóng gói, cardvisit,..
  •        Chi phí cho các phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng hoặc phần mềm tính tiền
  •        Các chi phí phát sinh khác ( bao gồm chi phí điện, nước, di chuyển, chi phí rủi ro,..)

Chúng tôi chỉ liệt kê những chi phí chính mà bất cứ nhà kinh doanh đồ chơi trẻ em nào khi bắt đầu đều phải chi. Tùy vào quy mô kinh doanh của bạn mà các chi phí có thể thay đổi đôi chút, không đáng kể.

Trên đây là 9 bước giúp bạn có một bản kế hoạch kinh doanh toàn diện. Hãy tham khảo để có thể đạt được thành công.