Chiến tranh thương mại với Mỹ: Trung Quốc tìm kiếm đồng minh Blog
- Lượt xem: 659

 Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn biến ngày càng căng thẳng; khi mà những hệ lụy của nó dần mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Trước tình hình Mỹ không có biểu hiện muốn dừng cuộc chiến; phía Bắc Kinh cũng không thể ngồi yên. Một trong những động thái Trung Quốc đang tiến hành hiện tại; đó là tìm kiếm đồng minh. Tuy nhiên, hành trình này thực sự không hề dễ dàng khi đối thủ của Trung Quốc lại là cường quốc số một thế giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những động thái của Trung Quốc trong hành trình tìm kiếm đồng minh của mình.


Nỗ lực thể hiện các chính sách mở cửa

Vừa qua, Trung Quốc đã khai mạc Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế tại Thượng Hải. Sự kiện này đặc biệt thu hút công chúng bởi có sự tham gia của chủ tịch Tập Cận Bình. Thông qua sự kiện, Trung Quốc muốn chứng minh cho quốc tế; hình ảnh một quốc gia tiêu thụ một lượng lớn các hàng hóa nhập ngoại. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, ông Tập cũng cam kết về vấn đề hạ thấp thuế nhập khẩu và nâng cao vai trò của việc bảo về sở hữu trí tuệ.

Thông qua sự kiện, Trung Quốc muốn lôi kéo nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhằm đối trọng chiến tranh thương mại
Thông qua sự kiện, Trung Quốc muốn lôi kéo nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhằm đối trọng chiến tranh thương mại

Sự kiện trên cho thấy; Trung Quốc đang có những chiến lược mới trong tình hình chiến tranh thương mại hiện nay. Trung Quốc trên thực tế; vẫn mong muốn tiến đến một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Nhưng cũng không quên tìm kiếm đồng minh trong cuộc chiến tranh thương mại này. Bằng cách nỗ lực thể hiện các chính sách mở cửa; Trung Quốc vừa có thể tranh thủ sự ủng hộ trên chính trường; vừa không để rơi vào thế cô lập trong thương mại.

Phát biểu tại lễ khai mạc hội chợ, Chủ tịch Tập Cận Bình gián tiếp chỉ trích hành động của Mỹ; cũng như một lần nữa nhấn mạnh mong muốn hợp tác. “Sự cởi mở đã trở thành thương hiệu của Trung Quốc. Trung Quốc lớn mạnh bằng cách hòa nhập với thế giới, và thế giới cũng được hưởng lợi từ sự mở cửa của Trung Quốc. Ngày nay, khi toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu sắc và phát triển, ý tưởng sử dụng “luật rừng” hay “người thắng có tất cả” sẽ không đi tới đâu”.

 


Khó khăn trong tìm kiếm đồng minh của Trung Quốc

Sắp tới, tại Singapore sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN 13; với sự tham gia của 11 nước ASEAN và 3 nước: Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản. Do đó, Trung Quốc sẽ không thể bỏ qua cơ hội này nhằm tìm kiếm đồng minh cho cuộc chiến tranh thương mại. Đại diện cho Trung Quốc tham gia Hội nghị thượng định lần này là Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Thủ tướng Lý Khắc Cường (giữa) đại diện cho Trung Quốc tham gia Hội nghị thượng định tại Singapore
Thủ tướng Lý Khắc Cường (giữa) đại diện cho Trung Quốc tham gia Hội nghị thượng định tại Singapore

Trước những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc; một mặt có thể mang lại lợi ích cần thiết; một mặt có thể dẫn đến những chuyển biến tồi tệ. Đưa ra đánh giá về hoạt động tại hội nghị này, Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra hai thách thức lớn:

Một là, Mỹ sẽ sử dụng vấn đề biển Đông để công kích. Mỹ hiện nay vẫn đang tiến hành các hoạt động trên vùng biển này. Thậm chí đã có chạm trán trực tiếp với Trung Quốc. Vì vậy, việc Phó Tổng thống Mike Pence tại Hội nghị EAS sẽ đề cập đến vấn đề này hoàn toàn có thế đoán được.

Hai là, các đối tác thương mại của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) sẽ chất vấn phía Trung Quốc trong hội nghị lần này. Ngoài ra, “bẫy nợ” của một số quốc gia châu Á nhận đầu tư lớn từ Trung Quốc; cũng có thể trở thành đề tài mà Mỹ lấy ra để chỉ trích.


Việt Nam trong vấn đề đồng minh của Trung Quốc        

Trong vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; Việt Nam nên giữ lập trường trung lập. Lý do bởi; cả Trung Quốc và Mỹ đều là hai đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Nếu như Trung Quốc là quốc gia láng giềng, thì Mỹ lại là một trong những thị trường xuất khẩu lớn đem lại thặng dư cho Việt Nam. Nếu chỉ chú trọng một bên; nhất định sẽ gây ra hậu quả khó lường.

Vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam nên giữ lập trường trung lập
Vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam nên giữ lập trường trung lập

Vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ là vấn đề của hai quốc gia. Mà tính chất và quy mô của nó đang có sự biến tướng sang các quốc gia có liên quan. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đối với Mỹ, Việt Nam có thể là nơi trung gian để hàng Trung Quốc xuất khẩu sang gây thâm hụt kinh tế. Đối với Trung Quốc cũng tương tự.Do đó, doanh nghiệp Việt cần tỉnh táo; thận trọng trong khâu chọn nguyên liệu; xây dựng các phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Từ đó; kiểm soát chặt chẽ đầu ra, đầu vào của hàng hóa.

Hiện tại, chính sách của Trung Quốc đang tìm kiếm các quốc gia thân cận; láng giềng làm đồng minh. Trong trường hợp đó, Việt Nam cần phải khéo léo nhận định tình hình. Đưa ra những quyết định có tính chất trung lập. Tránh trường hợp trở thành quốc gia trung gian bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng.


Kết luận

Chiến tranh thương mại sẽ còn diễn biến phức tạp và khó lường hơn trước. Do vậy, Trung Quốc càng phải đẩy mạnh các chính sách mở rộng hợp tác; thu hút các nguồn vốn nước ngoài để đối trọng lại với Mỹ. Sắp tới; chiến tranh thương mại sẽ có những động thái gì? Trung Quốc liệu có lôi kéo về được những đồng minh đủ mạnh để đối trọng với Mỹ? Hãy cùng chúng tôi cập nhật tình hình ở những bài viết sau nhé!