- Lượt xem: 524

Những con số ấn tượng, doanh thu online kỷ lục, số lượng người truy cập trực tuyến khủng,…. Tất cả những thông số trên dễ đánh lừa người mua hàng về độ hot của đại lễ mua sắm Black Friday. Tuy nhiên, những sự thật về ngày hội này đã làm người ta ngã ngửa về sự ảo tưởng vốn có; cùng nhau điểm qua một số ảo tưởng về ngày Black Friday và những bí mật ít người biết.


1. Ảo tưởng về doanh số bán hàng

Sau Black Friday, rất nhiều thông số bán hàng được các nhãn hàng đưa ra nhằm chứng minh độ nóng của mùa giảm giá năm nay. Sức lan tỏa toàn cầu của ngày hội mua sắm này khiến khách hàng dường như muốn phát điên lên; dựa theo tâm lí đám đông họ cũng muốn nhảy vào cuộc tranh giành đồ sale này.

Có nhiều người mua đồ chưa chắc vì thực sự yêu thích mà vì cũng muốn trải nghiệm cảm giác mua hàng khốc liệt này. 

Ảo tưởng về ngày hội mua sắm lớn nhất hành tinh Black Friday, cảnh tưởng mua hàng vào Black Friday 2016
Ảo tưởng về ngày hội mua sắm lớn nhất hành tinh Black Friday

Những con số kỷ tục lên đến chục tỷ USD được đưa ra. Tuy nhiên nếu để ý theo dõi Black Friday thì sẽ nhận ra sự kiện này đang dần bị nguội đi bởi nhiều lí do khách quan.

Ngoài ra, đối với các hãng lớn, những sự kiện giảm giá thật sự của họ diễn ra liên tục trong năm như “ Tuần lễ mua sắm hàng hiệu giảm giá (tháng 6); 9.9 Ngày siêu mua sắm,..”. Chính vì thế nên người mua hàng cũng không còn quá hào hứng mua hàng vào dịp này. 

2. Ảo tưởng về mua hàng giá thấp với chất lượng tốt

Nhắc đến Black Friday người ta sẽ nghĩ ngay đến các cụm từ như “Giảm giá mạnh”, “mua hàng tốt với giá rẻ”, “sale sập sàn”,… .Nhưng thực tế nhiều khách hàng cho rằng dù đã giảm đến 50% – 70% thì đó vẫn là giá ảo. Sau vài mùa Black Friday họ đã phát hiện ra nhiều điều từ các nhãn hàng. 

Họ phát hiện ra rằng có nhiều nhãn hàng tăng giá thực tế của sản phẩm trước Black Friday lên rồi sale xuống. Hay việc một số sản phẩm được giảm giá trong dịp này là hàng tồn kho; hàng bị trả lại,hàng lỗi mốt,… khiến họ không còn hào hứng để săn hàng về.

Nhiều tờ báo lớn ở Anh và Mỹ cũng chỉ ra rằng; nhiều hãng còn đặc biệt sản xuất riêng những món đồ để dành cho dịp này. Và chúng thường có chất lượng thấp hơn bình thường.
Ngẫm nghĩ những điều trên thấy đúng là hiển nhiên; bởi với những mặt hàng như điện tử đã có giá chuẩn rồi nếu giảm 50-70% thì chỉ có lỗ nặng. Vậy mà vào dịp này hàng điện tử lại là loại hàng được giảm mạnh nhất. Chẳng nhẽ, các hàng chịu lỗ. Câu trả lời đương nhiên là không.

3. Ảo tưởng về việc mua hàng

Có lẽ là không khó để bắt gặp những hàng dài trên phố, tại các trung tâm thương mại hay thậm chí là dựng lều ngủ vào ngày “thứ 6 đen tối” này. Để trở thành người mua sớm nhất, mua được nhiều hàng hóa nhất, người ta sẵn sàng đứng từ đêm hôm trước và thức cả đêm để giành chỗ.

Cảnh chanh nhau mua hàng tại Black Friday
Ảo tưởng về cách thức mua hàng tại Black Friday

Nhiều trung tâm thương mại vào dịp này; khi bắt đầu mở cửa là cảnh tượng hàng ngàn người đông đến khủng khiếp ùa vào các cửa hàng. Điều này khiến cho các nhân viên an ninh phải ngay lập tức có mặt.

Tại Black Friday năm 2017 đã ghi nhận một vụ ẩu đả của các quý ông khi tranh giành vài món đồ điện tử. Sự việc này diễn ra tại trung tâm thương mại Modesto, California, Mỹ. Ở bang Alabama, khu mua sắm Riverchase Galleria phải đóng cửa sớm trong ngày Black Friday vì vụ xô xát, đánh nhau của một số phụ nữ; khiến cảnh sát phải vào cuộc để ngăn chặn người phụ nữ quá khích.

Những cảnh tượng này sau đó đều được cập nhật video trên mạng. Khiến nhiều người dù có muốn mua hàng cũng ngán ngẩm và lựa chọn việc mua hàng trực tuyến thay vì đến trực tiếp. Mặc dù việc mua hàng trực tuyến khiến họ phải chờ đợi lâu hơn và thêm phí vận chuyển; nhưng những năm gần đây thì việc mua hàng trực tuyến càng được người ta lựa chọn hơn vì những tiện nghi của nó.

Giải pháp của nhãn hàng

Đối tượng này chủ yếu là giới trẻ, công dân văn phòng hay những người nước ngoài. Họ không thể đến trực tiếp các cửa hàng nên lựa chọn mua hàng online dường như là một công cụ hoàn hảo. Các nhãn hàng cũng đang dần đổi mới; hỗ trợ cho họ hơn trong việc mua sắm online bằng việc ứng dụng các phát triển của công nghệ. Các thiết kế website chuẩn seo; các phần mềm quản lý bán hàng.

Khách hàng sẽ trực tiếp liên hệ với họ qua các phần mềm chat trực tuyến để hỏi thông tin về sản phẩm, click chuột để mua hàng. Và chỉ vài ngày sau chậm nhất là một tuần họ đã có hàng trong tay. Việc thanh toán trực tuyến cũng giúp tránh được những sự nhầm lẫn trong thanh toán và đều được lưu lại trên hệ thống. Bất cập duy nhất chỉ là họ không được xem trước sản phẩm hoặc thử trước nó. Tuy nhiên nếu nhìn vào các bất cập kể trên thì việc mua hàng trực tuyến xem ra vẫn đang chiếm nhiều ưu điểm hơn.

Black Friday đã diễn ra như một sự kiện thường niên nhiều năm và những gì nó mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên cần phải có một cái nhìn khách quan hơn về sự kiện này. Và có những giải pháp mua hàng tốt hơn nếu bạn muốn trải nghiệm nó. Hãy đọc thêm bài viết “Cuộc đua của những tín đồ mua sắm trong dịp Black Friday” để rút ra kinh nghiệm mua sắm cho bản thân.