- Lượt xem: 1671

CEO Đặng Lê Nguyên Vũ – tập đoàn Trung Nguyên Legend, người được mệnh danh là “Vua cà phê Việt”. Khởi nghiệp chỉ với chiếc xe đạp cũ đến nay trở thành thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam. Công thức nào cho sự thành công của ông chủ này?

 

Niềm tin và sự đam mê

 

Từ con nhà nghèo đến CEO của một tập đoàn hàng đầu, Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở thành tấm gương cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Mô tả trong bài viết “ Trung Nguyên – sự khác biệt với phần còn lại”, con đường đi lên của ông chủ này từ hai bàn tay trắng rất khó khăn.

Mục tiêu cũng như tham vọng lớn lao của Đặng Lê Nguyên Vũ
Mục tiêu cũng như tham vọng lớn lao của Đặng Lê Nguyên Vũ

Năm 1996, chỉ với chiếc xe đạp cũ rích đạp rong ruổi khắp nơi để thu mua cà phê về chế biến; ý tưởng này của ông Vũ được cho rằng “điên rô” và khó mà phát triển cao. Nhưng đi ngược lại với những lời chê bai, năm 1998, các sản phẩm của Trung Nguyên đã phủ sóng rất nhiều ngõ ngách ở Sài Gòn.

Với niềm tin và đam mê mãnh liệt, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một công thức thành công riêng cho Trung Nguyên.

 

Nhìn lại chặng đường 22 năm

Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng được tạp chí National Geographic Traveller gọi là “vua cà phê”; hay Forbes đặt cho danh hiệu “Zero to hero”. Ổng trở thành tấm gương, hoài bão cho giới trẻ khởi nghiệp Việt.

Không hề giấu giếm bí quyết của mình; ông từng chia sẻ:” Tôi tự thấy mình có trách nhiệm với thanh niên Việt Nam. Muốn họ hiểu rằng, tôi làm được; họ cũng làm được”. Ông tin rằng, giới trẻ bây giờ có điều kiện hơn, lại được học hỏi từ thế hệ trước; nếu dám hành động thì nhất định sẽ thành công.

Ông luôn bày tỏ khát khao giúp đỡ, truyền đạt ý chí cho các bạn trẻ có ý định khởi nghiệp. Ông tham gia rất nhiều buổi nói chuyện, talk show, chia sẻ với sinh viên các trường đại học. Ngoài ra, ông còn bắt đầu biết sách về khởi nghiệp để hy vọng có thể trở thành cẩm nang cho các bạn trẻ muốn thành công.

Những bài học sau về công thức thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ.

 

  • Quyết tâm không từ bỏ. Đi lên với 2 bàn tay trắng, biết bao khó khăn sóng gió và sự chê bai. Ông Vũ vẫn quyết tâm lập nghiệp; ông đạp xe đi khắp nơi mua cà phê mang về rang, xay rồi đi bán cho các quán cà phê. Ông cho rằng “chỉ có cống hiến hết mình mới mang lại thành công”
  • Truyền thông tầm nhìn và sứ mệnh cả trong nước và quốc tế. Ông Vũ luôn khẳng định thương hiệu của mình là cà phê Việt và dành cho những khách hàng hiểu được giá trị này. Ông muốn sử dụng tách cà phê để truyền tải bản sắc dân tộc, và điều này được khẳng định ở cả trong nước và nước ngoài.
  • Hướng đến đào tạo nhân tài, xây dựng cộng đồng. Để thực hiện tầm phủ sóng của mình, Trung Nguyên rất tham gia nhiều chính sách và dự án hỗ trợ cộng đồng. Từ đó thương hiệu của họ đã được người dân tin tưởng, yêu thích. Tên tuổi của CEO cũng rất nổi tiếng.

 

Bài học cho các doanh nhân trẻ

 

Một doanh nghiệp định vị thương hiệu thành công phải là doanh nghiệp mang lại giá trị cho cộng đồng. Mục tiêu đó phải đặt lên trên các mục tiêu về kinh tế, chính trị hay văn hóa.

Sự thành công và hạnh phúc của mỗi người sẽ đem lại sự thành công cho mỗi một tập thể.

 

Dám Dũng cảm theo đuổi đam mê

Từ những năm 1996, 1998 khi mà kinh tế còn khó khăn; thu nhập trung bình của người dân còn thấp. Trung Nguyên khi ấy lại kinh doanh cà phê tự chế biến, tự thu mua, tự rang, tự xay. Kiểu kinh doanh ấy sẽ tốn rất nhiều chi phí và đương nhiên giá thành cà phê cũng sẽ cao lên. Trung Nguyên đã phải thuyết phục được người dân sử dụng một loại cà phê cao cấp hơn.

CEO của Trung Nguyên bấy giờ đã nghĩ tới việc mở một quán cà phê vừa bán vừa giới thiệu sản phẩm của mình.

Vậy là sau vài năm đầu tiên với cửa hàng đầu tiên, cà phê của Trung Nguyên đã len lỏi khắp con phố của dân nghiện cà phê Sài Gòn.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải dám theo đuổi đam mê của mình, dám làm những việc người khác không dám.

 

Dám chọn đối thủ lớn và cạnh tranh

 

Việc đặt ra mục tiêu khiêm tốn cũng mang lại sự an toàn và khả thi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với cuồng quay liên tục của thị trường nếu cứ mãi khiêm tốn thì doanh nghiệp của bạn sẽ dậm chân tại chỗ thậm chí loại bỏ khỏi thị trường.

Đối với Trung Nguyên, ngay từ cái tên đã nói lên tham vọng của thương hiệu này. CEO Nguyên Vũ đã dám cạnh tranh với rất nhiều cái tên lớn như Nescafe, Vinacafe. Và kết quả thì thị trường cà phê hòa tan đã được phân khúc và cạnh tranh rất khốc liệt. Nhưng điều đó chỉ giúp Trung Nguyên phát triển lớn mạnh hơn.

Những đối thủ lớn của Trung Nguyên trên thị trường
Những đối thủ lớn của Trung Nguyên trên thị trường

CEO của Dell đã từng nói: “ ”Khi chọn đối thủ lớn, tuyên bố cạnh tranh với lòng tự trọng sẽ giúp bạn luôn suy tư và tìm ra chiến lược tối ưu”.

 

Dám khác biệt

 

Mục tiêu từ đầu của Trung Nguyên là “Đặc biệt, khác biệt và duy nhất”. Trung Nguyên luôn muốn đưa giá trị vào trong từng tách cà phê của mình. Đó còn là trách nhiệm với cộng đồng, với quốc gia mà tập đoàn này hướng tới. Chính cái tâm đã đưa thương hiệu đến gần với người tiêu dùng.

Sức lan tỏa, phủ sóng của thương hiệu này cũng trở nên rộng rãi hơn. Nhiều khách hàng sẽ chọn Trung Nguyên thay vì các thương hiệu Việt khác.

 

Trung Nguyên Legend là thương hiệu khởi nghiệp điển hình cho các doanh nghiệp trẻ. Học hỏi bài học thành công của Trung Nguyên sẽ giúp các doanh nghiệp tự đặt ra mục tiêu, thương hiệu cho mình.