- Lượt xem: 577

Café là một trong những ngành có sự cạnh trạnh rất khốc liệt. Tuy nhiên, tiềm năng mà ngành nghề này mang lại cũng rất lớn. Các hình thức kinh doanh cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn mô hình quán cafe take away. Bỏ túi một vài kinh nghiệm mở quán café take away sẽ giúp việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

Xem thêm:

Gối đầu một vài kinh nghiệm mở quán cafe vỉa hè sao cho thật hút khách

Kinh nghiệm mở quán cafe sách cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm mở quán cafe: Để đông khách, hãy chú trọng đến thiết kế không gian

1. Xác định khách hàng và mô hình quán

Khách hàng của quán cafe take away đa phần là giới trẻ nhưng cũng có sự khác biệt như sinh viên, dân công sở, dân du lịch. Gu uống cafe của miền Bắc cũng khác miền Nam nên khi xác định được khách hàng bạn hướng tới là ai, bạn sẽ có những bước đi hợp lý tiếp theo.

Mô hình quán cafe take away cũng khá đa dạng. Tuỳ vào nguồn vốn cũng như nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ quyết định quán sẽ di động hay cố định, tự tạo thương hiệu hay mua nhượng quyền… Mỗi mô hình sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Cần tham khảo và cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng tài chính cũng như mong muốn của bản thân.

Mô hình quán cafe take away cũng khá đa dạng
Mô hình quán cafe take away cũng khá đa dạng

2. Chọn địa điểm phù hợp

Theo kinh nghiệm mở quán cafe, vị trí là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quán. Quán cafe take away cố định thường không cần địa điểm lớn. Nhưng bù lại phải tiện lợi, trung tâm, sát với nhóm khách hàng mục tiêu, có thể tiếp cận được bằng cách đi bộ, tấp xe máy ở vỉa hè. Một số quán có dành diện tích để kê thêm 1-2 bàn nho nhỏ cho khách uống tại chỗ .

Còn đối với những quán nhượng quyền thì sẽ phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe của thương hiệu. Thông thường sẽ phải có diện tích đủ lớn cho cả khách dùng tại nơi và khách mang đi.

vị trí là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quán
Vị trí là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quán

3. Chuẩn bị chi phí

Kinh nghiệm mở quán cafe đã chỉ ra rằng có hai chi phí bạn phải quan tâm: Chi phí đầu tư ban đầu, Chi phí hàng tháng trong ít nhất 6 tháng đầu sau khi mở quán. Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm tiền cọc địa điểm, sửa sang, mua trang thiết bị, đăng ký kinh doanh, quảng cáo để thu hút những khách hàng đầu tiên.

Chi phí hàng tháng thì bạn phải chuẩn bị một khoản để quán có thể vận động bình thường. Trong những tháng đầu tiên khi lượng khách hàng chưa ổn định, bao gồm tiền thuê địa điểm, nhân công, điện nước, nguyên vật liệu…

4. Trang trí và lên menu

Hình ảnh thường thấy rõ nhất khi đến quán cafe take away là menu rất lớn ngay cửa ra vào. Mục đích để khách hàng có thể đọc nhanh và quyết định chớp nhoáng đồ uống. Thông thường, menu của quán cafe take away đơn giản, tập trung vào vài sản phẩm chủ lực. Yếu tố nhanh – tiện cần được đề cao bởi khách hàng của quán phần lớn bận rộn, họ muốn tất cả công việc mua bán và mang đi chỉ tiến hành trong vài phút nên sự đơn giản tiện lợi được đặt lên hàng đầu.

Tất nhiên, theo kinh nghiệm mở quán cafe, bạn vẫn phải trang trí quán theo phong cách riêng của mình để dễ nhận diện thương hiệu. Không gian của quán nếu không đủ rộng thì càng hạn chế chi tiết càng tốt. Những hình vẽ cầu kỳ sẽ khiến mọi người có cảm giác ngột ngạt và chật chội.

 menu của quán cafe take away đơn giản, tập trung vào vài sản phẩm chủ lực
Menu của quán cafe take away đơn giản, tập trung vào vài sản phẩm chủ lực

5. Mua sắm thiết bị và thuê nhân viên

Những vật dụng cần cho một quán cafe take away bao gồm: Bàn ghế cho khách ngồi, quầy pha chế, tủ lạnh, máy xay cafe hạt & máy pha cafe, máy xay sinh tố, máy đóng nắp… Đừng quá tiết kiệm cho việc đầu tư thiết bị. Bởi máy tốt sẽ dùng được lâu và các máy pha chế hiện đại có tốc độ cao sẽ rút ngắn thời gian phục vụ.

Bạn cũng nên đầu tư một bộ máy móc và phần mềm quản lý bán hàng. Có thể bạn băn khoăn quán cafe take away bé và nếu tốc độ bán nhanh thì làm sao còn thời gian nhập vào phần mềm nữa?

Hãy yên tâm vì phần cứng nhiều khi chỉ là một chiếc máy tính bảng nhỏ xíu cùng máy quét mã vạch, chỉ chiếm diện tích vài chục cm2 trên quầy pha chế của bạn. Thao tác bán hàng trên phần mềm cũng chỉ mất vài giây. Bù lại, bạn quản lý tốt cửa hàng, nắm được con số chính xác thu – chi. Bạn cũng quản lý được hàng tồn và không lo bị thất thoát, mất cắp. Phần mềm bán hàng Bota Pos là giải pháp được rất nhiều các bạn trẻ kinh doanh cafe lựa chọn.

6. Tiếp thị, quảng cáo

Kinh nghiệm mở quán cafe cho thấy, trong thời gian đầu khai trương, việc quảng cáo cần được đầu tư mạnh. Quảng cáo truyền thống như căng băng rôn, phát tờ rơi, mời uống thử sản phẩm ở khu vực quanh quán…là một trong những kế hoạch quảng bá hiệu quả.

Tuy nhiên, để nâng cao khả năng quảng bá, tiếp thị, hình thức marketing online có độ phủ sóng rộng rãi hơn cả. Các kênh trực tuyến như mạng xã hội, website, các trang TMĐT…có tốc độ lan truyền chóng mặt. Cùng với các chiến dịch chạy quảng cáo, quán café take away của bạn sẽ tiếp cận được một số lượng khổng lồ khách hàng mục tiêu.

Mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh café rất khốc liệt. Nếu không biết tận dụng lợi thế của Marketing Online, bạn sẽ bị đá ra khỏi cuộc chơi. Để kế hoạch Marketing Online được hiểu quả, lời khuyên là nên nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty chuyên môn. BNC Group là một trong những đơn vị đi đầu về các giải pháp kinh doanh trực tuyến (thiết kế web, chạy quảng cáo…) được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.