- Lượt xem: 525

Mọi người vẫn thường nói rằng bán lẻ luôn tự tái đầu tư, nhưng thực sự, các nhân tố chính để bán hàng thành công ngày nay vẫn không khác mọi khi. Dù là “Omnichannel” hay bán hàng đa kênh, nó vẫn là “bán lẻ”.

 

Cuối cùng thì những điều cốt lõi trong bán lẻ đó là bán đúng sản phẩm tại đúng địa điểm vào đúng lúc.

 

Thách thức được đặt ra ở đây chính là làm thế nào để đưa các mặt hàng tồn kho đến gần với nhu cầu của khách hàng hơn. Nhưng trước khi giải quyết vấn đề đó, một nhà bán lẻ cần thực hiện các bước nào?

Trước khi chuyển tới một môi trường thương mại thống nhất, có rất nhiều bước được nhà bán lẻ coi là cần thiết để đi tới thành công. Nó không chỉ là lên kế hoạch tốt, nó còn là thay đổi cách sắp đặt kho hàng và các nguồn lực cần được phân bổ ra sao.

 

Xem thêm: Khách hàng – Chìa khóa thành công của bán hàng đa kênh

 

 

  1. Không ai hiểu rõ việc kinh doanh của bạn bằng bạn

 

 

Không chỉ một chiến lược mà có thể làm nên sự thành công của Omnichannel. Một cách tiếp cận hiệu quả qua các kênh sẽ khác biệt ở những nhà bán lẻ khác nhau, dựa theo mô hình kinh doanh, vì thể bạn cần hiểu biết rõ về quy trình vận hành nội bộ.

 

Hãy bắt đầu bằng cách cân nhắc xem các sản phẩm được phân bổ thế nào trong chuỗi cung. Ví dụ như Victoria’s Secret và PacSun – một thương hiệu chuyên về các sản phẩm thời trang và làm đẹp cho phụ nữ, thương hiệu còn lại bán hàng loạt các sản phẩm thời trang đời sống từ nhiều nhãn hàng khác nhau. Cách phân bổ sản phẩm khác hẳn, vì thế cách tiếp cận tốt nhất cho thương hiệu này không thể áp dụng cho thương hiệu kia.

Victoria’s Secret có tầm nhìn và sự kiểm soát để thúc đẩy các quyết định của chuỗi cung, trong khi đó PacSun lại phụ thuộc vào bên thứ ba quyết định quy trình này. PacSun có vẻ kém linh hoạt hơn nhưng lại hiệu quả với mô hình của họ. Vì thế mà bạn cần hiểu rõ và cặn kẽ mô hình kinh doanh của mình.

 

  1. Cân nhắc các khả năng và lên lộ trình

 

Hệ thống lên kế hoạch và phân phối thiết thực và những người tham gia vào các quá trình này đều là những nhân tố chính để đẩy lượng hàng tồn tới nơi nó cần tới. Viết các đơn đặt hàng rất quan trọng và theo dõi việc vận chuyển sẽ giúp bạn có những công cụ để lên kế hoạch cho các địa điểm và kênh khác nhau.

 

Với hầu hết các công ty, giao hàng đa kênh thành công đến từ các quy trình trơn tru chứ không phải áp dụng các hệ thống mới.

Tuy nhiên, nếu công nghệ hiện nay của bạn không thể đáp ứng như những gì bạn hứa hẹn với khách hàng, thì hãy nhanh chóng tìm giải pháp để lấp đầy những khoảng trống đó. Với mọi sự chuyển đổi tổ chức, bạn sẽ cần sự trợ giúp nội bộ từ trên xuống dưới để triển khai một hệ thống mới nếu cần.

 

Bước đầu tiên trong chiến lược quản lý kho hàng Omnichannel thành công đó là tạo một lộ trình hoặc cập nhật nó nếu bạn đã có lộ trình rồi. Lộ trình là một tư liệu cần có, kim chỉ nam để bạn định hướng các nhu cầu và làm thế nào để đáp ứng chúng.

 

Chiến lược Omnichannel của bạn cần cân nhắc đến công nghệ, nhân sự, hệ thống và quy trình hiện nay cho tới tương lai. Bạn sẽ đi xa đến đâu, và bạn sẽ mất gì nếu không hoàn thành mục tiêu ấy? Làm thế nào để nhanh chóng thay đổi hệ thống và quy trình để tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro?

 

Bất kể mục tiêu bán hàng đa kênh của bạn là một tổ chức: BOPIS hay ROPIS, mua hàng online trả hàng tại cửa hàng, giao hàng từ cửa hàng, phát triển ứng dụng điện thoại,… lộ trình của bạn đều sẽ được cập nhật ngay khi bạn thực hiện các bước cần thiết để đạt các mục tiêu đó.

 

Phát triển một lộ trình toàn diện cũng đòi hỏi sự đoàn kết nội bộ, từ các quản lý cấp cao tới các quản lý quan trọng và toàn nhân sự của bạn.

 

Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi mua phần mềm quản lý bán hàng

 

  1. Tận dụng cửa hàng vật lý để vận chuyển hàng Omnichannel

 

Khái niệm về nhà kho tập trung dường như đã trở nên lỗi thời vào thời điểm này, và công nghệ ngày nay cho phép nhà bán lẻ giao hàng theo các cách mới. Sử dụng một hệ thống quản lý phân phối đơn hàng (OMS) là một ý tưởng tốt cho hầu hết các nhà bán lẻ, và với điều đó, các kế hoạch có thể được tạo nên để tối ưu hóa địa điểm cửa hàng như một kênh giao hàng.

 

Nhà bán lẻ có thể tận dụng các địa điểm vật lý quan trọng với kho hàng ở các thị trường chính, sử dụng các cửa hàng đó để thực hiện các đơn hàng điện tử gần hơn với khách hàng, thay vì vận chuyển tất cả đơn hàng từ một trung tâm phân phối.

Ví dụ, một nhà bán lẻ xác định một địa điểm có lượng người tiêu dùng lớn nhưng cửa hàng lại có sức chứa nhỏ. Vì thế nó cần được nâng cấp thành một trung tâm phân phối mini bằng cách đẩy nhiều hàng tồn kho đến cửa hàng đó hơn và xây dựng đội ngũ nhân viên để đóng gói hàng hóa và phụ trách việc giao hàng.

 

Lặp lại điều này trong các thị trường quan trọng khác để xây dựng một mạng lưới phân phối mới thay vì đầu tư tới 50 triệu – 100 triệu USD để xây dựng nhà kho mới. Chi phí vận chuyển cũng sẽ rẻ hơn, khách hàng nhanh nhận được đồ hơn mà các cửa hàng vật lý vẫn hoạt động đúng chức năng.

 

Nó cũng có thể tạo những lựa chọn thêm để bán tống hàng tồn kho hơn là giảm giá tại cửa hàng. Nếu bạn có thể giảm mức giảm giá xuống 1%, 3% hay 5% bằng cách bán hàng tồn kho của các cửa hàng qua kênh online, nó sẽ có ảnh hưởng cuối cùng như thế nào?

 

  1. Tổ chức nhân sự để có hiệu quả tối đa

 

Một khi bạn đã có công nghệ và hệ thống ổn định, bạn cần xét đến nhân sự. Các nhà bán lẻ cần dự đoán trước nhân sự cần thiết để đáp ứng được các đơn hàng tại cửa hàng. Bán hàng đa kênh không nhất thiết đòi hỏi lượng nhân viên đông hơn, nhưng cũng có thể cần đến.

 

Bạn có thể cần thuê thêm nhân sự đặc biệt cho vai trò lấy hàng, đóng gói và vận chuyển nếu các thành viên hiện tại không có đủ kỹ năng làm những việc đó. Hoặc cũng có thể giảm chi phí dịch vụ khách hàng bởi nhu cầu vào thời điểm của họ.

Cân nhắc việc tái cơ cấu và đào tạo đội ngũ hiện tại thay vì thuê thêm người. Ví dụ Sephora gần đây đã thông báo về việc sáp nhập đội ngũ bán hàng vật lý và đội digital làm một. Họ thấy các nhóm tách biệt tạo nên rào cản nội bộ, và họ đã thay đổi cơ cấu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Đôi bên cùng có lợi khi khách hàng có thể tìm kiếm online hoặc mua tại cửa hàng, hoặc tiến thêm một bước xa hơn để mua hàng online và đích thân đi lấy hàng. Nhiều nhà bán lẻ đang tìm cách tối ưu ảnh hưởng của bán hàng đa kênh – Omnichannel.

 

Một chiến lược quản lý kho hàng Omnichannel thành công tập trung vào sự hiệu quả trong khi ưu tiên trải nghiệm mượt mà cho khách hàng, cuối cùng thực hiện những lời hứa của nhà bán lẻ để khách hàng vui vẻ hơn. Tạo ra và thực hiện chiến lược quản lý kho hàng rất quan trọng với nhân sự và công nghệ của bạn, hãy tạo kế hoạch theo đó.

 

Xem thêm: 3 bước xây dựng chiến lược quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả