Black Friday, ngày thứ Sáu đen tối, sắp đến vào ngày 23/11/2018. Hàng loạt các chương trình khuyến mại, giảm giá cho quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng chuẩn bị được triển khai. Chỉ trong một ngày duy nhất, hàng loạt người mua hàng sẽ đổ xô đi mua sắm.
Black Friday là sự kiện được du nhập từ nước Mỹ, diễn ra vào sau lễ Tạ ơn. Bởi thông thường với các nước phương Tây khác, chỉ vào dịp Giáng sinh, các cửa hàng mới đồng loạt hạ giá sản phẩm.
Vì thế, đây là ngày mà các nhà bán lẻ có thể thu lại lợi nhuận cho cả một năm – đánh dấu tài khoản với màu đen theo như cái tên Black Friday (trước đây các kế toán của cửa hàng luôn đánh dấu màu đen cho phần lợi nhuận và màu đỏ cho phần lỗ). Các cửa hàng, doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Cuộc chiến tranh giành khách hàng trở nên phong phú và khốc liệt hơn bao giờ hết. Để làm được vậy, các nhà marketing đã dành sự chú ý vào những cảm xúc chính của người mua: vui sướng và hối hận.
Nên mua hay không?
Các nghiên cứu về khả năng quyết định đã cho thấy nỗi e ngại về việc hối hận sau này đã ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của chúng ta. Cảm giác ấy được trải nghiệm rất trọn vẹn. Nó có thể can thiệp vào trước khi chúng ta hành động, và chúng ta bị lôi kéo vào khao khát làm thế nào để không cảm nhận điều ấy nữa. Hối hận là một cảm giác phức tạp mà có thể xuất hiện ở cả khi chúng ta hối hận vì đã làm gì hoặc không làm gì.
Các nghiên cứu thì đem lại những kết quả trái chiều. Mọi người đều cho biết họ cảm thấy hối hận nhiều hơn với các hành động dẫn tới hậu quả xấu hơn là hậu quả xấu đến từ việc không làm gì. Nhưng nỗi hối hận về lâu dài thường liên quan tới những việc không làm hơn là các hành động đã xảy ra.
Với những người tiêu dùng thể hiện lựa chọn tham gia hoặc ngó lơ Black Friday, nỗi hối hận đều có thể xuất hiện ở cả hai trường hợp. Hối hận vì đã đổ xô đi mua sắm trong dịp giảm giá hay hối hận vì đã không tận dụng các chương trình giảm giá. Vậy thì trường hợp nào chiếm đa số? Câu trả lời nằm ở ký ức cảm xúc của người tiêu dùng. Quyết định họ đưa ra trước đó và cảm xúc mà nó để lại. Các hành động để lại cảm xúc thỏa mãn và vui vẻ thường sẽ được lặp lại và thực hiện lại.
Nghiên cứu về các giao dịch được thực hiện bởi mong muốn thu lợi nhuận tài chính thuần túy (ví dụ như đầu tư vào thị trường chứng khoán) đã cho thấy các nhà đầu tư có thể duy trì sở thích của họ. Bằng cách thực hiện các giao dịch mà đẩy mạnh trải nghiệm cảm xúc. Vì thế các nhà đầu tư thường học cách mua lại chứng khoán mà trước đó nó được để lại cảm xúc tích cực và tránh những dòng chứng khoán mà trước đó để lại các cảm xúc tiêu cực. Trong khi các nhà đầu tư không thể dự đoán được kết quả tương lai cho giao dịch của mình, họ lại có thể đoán được họ sẽ cảm nhận như thế nào dựa trên trải nghiệm của họ trước đó.
Lời giải thích này cũng có thể áp dụng cho mục đích của người tiêu dùng đối với Black Friday. Nếu như giá của sản phẩm tăng lên sau khi họ mua được giá hời ở chương trình giảm giá, chắc hẳn họ sẽ cảm thấy thỏa mãn và tăng cao khả năng họ sẽ tham gia lại vào Black Friday. Mặt khác, nếu như sau Black Friday, sản phẩm đó lại càng giảm sâu hơn, người tiêu dùng sẽ cảm thấy buồn bực bởi họ không tiêu ít tiền hơn. Điều đó cũng có thể dẫn tới việc tránh xa Black Friday trong tương lại hoặc tránh chính nhà bán lẻ đã giảm giá mạnh hơn.
Tìm hiểu thêm về 5 chiêu thúc đẩy mua sắm tại cửa hàng thời trang.
Tránh sự hối hận
Hối hận là cảm xúc cần phải tránh, còn sự vui sướng lại là cảm xúc luôn được yêu thích. Trong trường hợp của các nhà đầu tư, bán ra mà lỗ thì họ sẽ cảm thấy hối hận, trong khi đó nếu bán được giá cao thì họ lại vui sướng. Điều này đã dẫn tới sự khuynh hướng bán các cổ phần có lợi nhuận tốt và giữ lại những phần lỗ, một hiện tượng được biến đến là do ảnh hưởng của sự sắp xếp. Các quyết định thường sẽ được đánh giá bởi lời phản hồi từ những người khác với cuộc mua sắm của bạn. Nếu như người mua được khen ngợi rằng họ đã lấy được chương trình giảm giá tốt, họ sẽ cảm thấy tự hào và có thể sẽ mong muốn tham gia vào các chương trình khác của Black Friday.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác vui sướng và hối hận không có ảnh hưởng ngang bằng lên chúng ta. Cảm giác hối hận thường mạnh mẽ hơn. Một người tiêu dùng đã tốn công sức trả giá trong chương trình giảm giá và rồi lại thấy món đồ ấy được giảm giá sâu hơn vào một ngày sau. Họ sẽ cảm thấy lòng tự trọng đã bị tổn thương. Họ sẽ cảm thấy hối hận rằng đã mua hàng quá sớm và không nhận được giảm giá nhiều hơn. Nếu khách hàng trải nghiệm cảm xúc lẫn lộn giữa vui sướng và hối hận, nó sẽ dẫn tới trường hợp họ tránh xa các chương trình giảm giá vào dịp Black Friday đó.
Người tiêu dùng có thể không dự đoán được giá tiền sẽ tăng lên hay giảm xuống, nhưng họ luôn có cảm nhận được quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của họ như thế nào. Hãy nhớ rằng tiết kiệm được tiền thì sẽ không mang đến sự thỏa mãn như cảm xúc bực bội khi mua hàng sau đó món hàng lại được giảm giá sâu hơn. Vì thế nếu bạn đang chuẩn bị mua sắm cho dịp Black Friday, hãy cẩn thận với cảm xúc của bạn và vững vàng trước cơn mua sắm mùa lễ hội.
Mong muốn tối ưu chương trình giảm giá Black Friday trên nhiều kênh bán hàng, dù là ofline hay online? Hãy tìm đến các phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả. Tạm biệt sự hỗn loạn của mùa sale thôi!