- Lượt xem: 742

Kinh doanh Cafe đang là một lựa chọn được nhiều người trẻ lựa chọn để Start-up. Bởi dân trí người dân tăng cao; các nhu cầu về thưởng thức, giải trí cũng đòi hỏi cao hơn. Vậy nên các mô hình cafe truyền thống không còn phù hợp trên thị trường nữa.

Càng có thêm các quán cafe thì càng có thêm nhiều sự sáng tạo về mô hình cafe mới. Sau đây là tổng hợp các mô hình kinh doanh cafe đang có tại Việt Nam.

 

1.Cafe thương hiệu

 

Đây là hình thức kinh doanh khá phổ biến đối với nhiều thể loại kinh doanh. Các quán ăn hay quán cafe, quán trà sữa đều có thể áp dụng hình thức này. Với một số vốn bỏ ra, chủ kinh doanh có thể mua lại thương hiệu trong nước hay cả ngoài nước và bắt đầu kinh doanh.

Đây cũng đã là hình thức kinh doanh đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam chục năm nay. Chính vì vậy, nó đã không còn mới mẻ và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới.

Highlands Coffee - một trong số thương hiệu cà phê Việt hàng đầu
Highlands Coffee – một trong số thương hiệu cà phê Việt hàng đầu

Với kiểu kinh doanh này, thiết kế quán cũng đi theo kiểu chuỗi, khá giống nhau giữa nhiều cơ sở. Để nổi bật và thu hút khách hàng giữa một rừng các quán cafe; đòi hỏi chủ kinh doanh phải có những chiến lược sáng tạo.

Ưu điểm của hình thức kinh doanh này là nếu thương hiệu lớn mạnh; thì quán của bạn đương nhiên sẽ có lợi thế tốt khi mới bắt đầu. Có sẵn mô tip thiết kế, đồ uống nên bạn chỉ cần đầu tư vốn và chiến lược.

Nhược điểm là vì theo hình thức chuỗi nên nếu một trong số đó làm ăn kém, phá hình ảnh thương hiệu thì các cửa hàng khác cũng bị kéo theo. Đặc biệt trong thời đại mạng xã hội, truyền thông mạnh như bây giờ thì chuyện ảnh hưởng là không thể tránh khỏi.

Mô hinh cafe thương hiệu hướng tới những khách hàng tầm trung trở lên. Thiết kế phải hiện đại, hơi sang trọng và ở khu dân cư đông đúc. Vì vậy cũng cần một nguồn chi phí lớn.

 

2. Cafe từng chủ đề riêng

Mô hình cafe này hướng tới một đối tượng khách hàng có cùng sở thích. Ví dụ như cafe sách, cafe bóng đá hay cafe broadgame hoặc cafe thú cưng,…

Thiết kế của quán sẽ dựa theo chủ đề mà quán hướng tới nên chi phí bỏ ra của từng quán là khác nhau. Tùy vào từng độ “chịu chơi” của chủ quán mà quán sẽ đầu tư ra sao.

Mô hình này có ưu điểm là không quá chú trọng hình thức. Vì đa số khách hàng đến quán để làm địa điểm cho một việc khác. Ví dụ như xem bóng đá hoặc đọc sách. Cái mà chủ quán nên đầu tư là “chủ đề” mà quán theo đuổi.

Nếu quán cafe bóng đá thì nên có máy chiếu màn hình lớn, free wifi, chỗ ngồi rộng rãi, nhiều bàn ngồi rộng.

Decor của một quán cà phê bóng đá
Decor của một quán cà phê bóng đá

Nếu quán cafe sách thì phải có nhiều tủ sách các thể loại, có bàn đọc hoặc thảm để ngồi.

Thiết kế của một quán cà phê Sách
Thiết kế của một quán cà phê Sách

Nếu quán cafe broadgame thì phải có phòng rộng, chủ yếu là ngồi bệt.

Một ưu điểm nữa là nếu quán của bạn kinh doanh ổn thì bạn sẽ có một lượng khách quen nhất định và đến thường xuyên.

Nhược điểm của mô hình cafe này là bạn sẽ chỉ có một dạng đối tượng khách hàng nhất định. Vì vậy sẽ có thời điểm đông thời điểm vắng. Khó mà tăng doanh số một cách nhanh chóng.

 

3. Cafe Take away

Cafe Take away là kiểu cafe cầm tay mang đi. Đây là mô hình cafe được ưa chuộng tại các nước phát triển. Khi mà đời sống con người ngày càng bận rộn; thì việc ngồi tại quán cafe để thưởng thức không phải ai cũng có thể.

Takeaway thường được thiết kế qua cốc giấy như này
Takeaway thường được thiết kế qua cốc giấy như này

Đối tượng khách hàng quen thuộc của mô hình này là dân văn phòng, dân kinh doanh, khách nước ngoài, sinh viên. Đây đều là những người bận rộn; họ có thể đến mua cafe mang đi hoặc order để quán ship. Vì vậy các quán này thường nằm ở gần các công ty, trường học hay phố nhiều người nước ngoài.

Ưu điểm: Vì có ít khách ngồi ở quán nên các mô hình này chỉ cần một diện tích mặt bằng nhỏ, thiết kế không quá cầu kỳ. Tập trung vào chất lượng đồ uống. Nếu không có điều kiện mở quán, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh online.

Nhược điểm: Bạn cần phải có một chiến lược kinh doanh tốt nếu muốn thu hút khách hàng. Vì mới đầu sẽ chưa có nhiều khách biết đến quán của bạn. Các công cụ quảng cáo, marketing cần được đẩy mạnh hơn.

Nếu kinh doanh online thì bạn cần có thêm chi phí đầu tư cho các phần mềm quản lý bán hàng. Nếu muốn kết nối với khách hàng thì bạn cần có ứng dụng chat khách online. Các giải pháp bán hàng trên Facebook, Zalo, Instagram sẽ hỗ trợ bạn.

 

4. Cafe tự phục vụ

Đây là hình thức kinh doanh cafe mới nhất được du nhập vào Việt Nam. Hình thức này cũng đã rất phổ biến ở nước ngoài, ví dụ như Mỹ, Nhật Bản,….

Thiết kế tại một quán cà phê tự phục vụ
Thiết kế tại một quán cà phê tự phục vụ

Điểm thu hút đầu tiên của mô hình này là sự mới lạ khác xa truyền thống. Khách hàng cảm thấy thú vị vì được tham gia vào quá trình phục vụ bản thân. Thay vì trước đây họ là khách, khá thụ động trong việc mang đồ uống; giờ họ có thể tự lấy đồ, tự chọn chỗ và cả dọn dẹp.

Ưu điểm: Hình thức này mang lại cho cả chủ quán và khách hàng sự thoải mái. Chủ quán sẽ không tốn chi phí nhiều cho nhân viên lại ít phải dọn dẹp.

Một vài quán còn để cho khách hàng tự sáng tạo đồ uống với công thức sẵn có. Họ có thể trả một số tiền nhất định và pha bất kỳ loại nước nào mình muốn. Điều này khiến khách hàng cảm thấy thú vị và hào hứng.

Nhược điểm: Đối tượng khách hàng đến các quán này thường là những người ưa thích sự thoải mái, riêng tư như ở nhà; nên quán của bạn cũng phải có một số quy định để đảm bảo điều đó.

Ở Việt Nam, mô hình này còn khá mới nên có ít quán kinh doanh. Đây sẽ là một cơ hội cũng như thách thức cho bạn.

 

Nếu bạn định bắt đầu với kinh doanh coffee thì hãy nghiên cứu thêm cả các phần mềm quản lý bán hàng hay các giải pháp bán hàng. Vì điều đó sẽ giúp bạn vận hàng tốt việc quản lý cửa hàng của mình.

Hãy tìm hiểu thật kỹ từng mô hình, điểm tốt điểm thất bại để rút ra bài học cho mình.

 

 


Chia sẻ: