Top 9 Sai Lầm Cần Tránh Trong Kinh Doanh Trực Tuyến Blog
- Lượt xem: 594

Kinh doanh trực tuyến là một mô hình kinh doanh được lựa chọn hàng đầu hiện nay, đặc biệt đối với những nhà quản lý lựa chọn hình thức bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, một số nhà kinh doanh vẫn mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi kinh doanh online. Dưới đây là 9 sai lầm cần tránh bạn có thể tham khảo:

 

1. Thiếu thông tin sản phẩm

 

 

Cũng như hình ảnh, những thông tin, mô tả về sản phẩm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ muốn mua. Vì vậy, khi đăng bán sản phẩm, bạn nên mô tả sản phẩm của mình càng chi tiết càng tốt, bao gồm những thông tin về nơi sản xuất, công nghệ sản xuất, chất liệu, thông số kỹ thuật, cách sử dụng… để khách hàng dễ dàng mường tượng về sản phẩm họ định mua. Khách mua hàng online đã không được thấy tận mắt, sờ tận tay hàng hóa của bạn rồi, nên hình ảnh và thông tin hàng hóa cần đầy đủ, chỉn chu để khách hàng đủ yên tâm mà nhấn mua hàng.

 

2. Website bán hàng không đáng tin cậy

 

Khách hàng của bạn đôi khi chưa thực sự tin tưởng vào website cũng như công việc kinh doanh của bạn nếu như bạn không thể hiện ra. Tăng cường đưa ra những phản hồi, nhận xét tích cực của khách hàng về sản phẩm của bạn. Đồng thời cũng đưa ra cam kết rõ ràng rằng bạn sẽ không để tiết lộ thông tin của khách hàng dù bất kì giá nào. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tiến hành mua bán online trên website của bạn.

 

3. Quy trình mua hàng phức tạp

 

 

Một số trang web yêu cầu khách hàng phải đăng ký thành viên thì mới có thể xác nhận đơn hàng, tuy nhiên nhiều khách hàng không thích tốn nhiều thời gian để thực hiện các bước đăng ký tài khoản như vậy.

 

Nếu có thể bạn hãy tìm cách đơn giản hóa các quy trình mua hàng trên website của mình. Chẳng hạn như thêm tính năng mua hàng nhanh cho “khách vãng lai” để họ không phải đăng ký thành viên hoặc bạn cũng có thể yêu cầu khách để lại số điện thoại sau đó chủ động gọi lại cho khách để xác nhận đơn đặt hàng…

 

4. Không thường xuyên chăm chút hình ảnh

 

Cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu, khách sẽ không ở lại trên site đủ lâu để tiến hành mua bán nếu hình ảnh minh họa lỗi thời, kém hấp dẫn. Vì vậy, hãy luôn bảo đảm website của bạn tươi mới, nhiều hình ảnh đẹp để có thể nhận được nhiều sự chú ý từ phía khách hàng. Bạn cũng nên chú trọng đến màu sắc hình ảnh, phải sáng và rõ nét, đồng thời sản phẩm nên được minh họa dưới nhiều góc độ và có thể phóng to vào từng chi tiết. Bạn có thể học tập các website lớn khác cách họ trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

 

Tham khảo: 7 yếu tố để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

 

5. Thiết kế Website nghèo nàn

 

 

Ngày nay, việc tạo một website bạn có thể tự thực hiện một cách dễ dàng hoặc đơn giản hơn thông qua thuê bộ phận chuyên thiết kế website. Khi thiết kế, chú ý giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải sử dụng nút quay lại nhiều cũng như không phải click nhiều lần để có thể kiểm tra hàng và tiến hành thanh toán.

 

Bạn cũng nên nhớ rằng trang giới thiệu về sản phẩm phải cung cấp đủ thông tin mà khách hàng muốn tìm kiếm; đồng thời những thông tin đó phải được bố trí hợp lý, dễ tiếp cận. Bạn có thể tham khảo thêm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ý kiến của họ về website của bạn. Từ đó, đưa ra hướng cải thiện cho website của bạn thu hút và thân thiện với người dùng hơn.

 

6. Không tối ưu SEO

 

Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm những thứ họ cần. Vậy làm thế nào để trang bán hàng của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đó? Câu trả lời là bạn phải tối ưu SEO cho trang web của mình bằng cách xây dựng “hệ thống các từ khóa”, tối ưu thẻ hình ảnh, tối ưu cấu trúc website…

 

Nói về SEO chúng ta không thể đi vào chi tiết chỉ với vài dòng ngắn ngủi. Vậy nên nếu bạn chưa biết về SEO hãy tự mình tìm hiểu thêm nhé!

 

7. Không chăm sóc khách hàng tốt

 

 

Điều hiển nhiên là bạn sẽ đưa ra thông tin về chính sách mua hàng của bạn bao gồm việc trả lại, thanh toán, vận chuyển và giao hàng ở những vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nhất. Nhưng cũng đừng quên việc đưa ra những cách thức mà khách hàng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Phần mềm chat trực tuyến là một gợi ý tốt cho website của bạn.

 

8. Tốc độ tải trang chậm

 

Những hình ảnh minh họa có thể làm cho website của bạn lung linh hơn, nhưng cũng có thể làm giảm tốc độ tải trang. Vì vậy, bạn nên chú tới việc sử dụng hình ảnh khi thiết kế, ưu tiên lựa chọn những hình ảnh không làm chậm tốc độ tải trang, đặc biệt là tránh sử dụng những hình ảnh kích cỡ lớn ở trang chủ. Những khách hàng tiềm năng có thể mất kiên nhẫn tìm hiểu sản phẩm của bạn khi tốc độ tải trang quá chậm.

 

Xem thêm: Mẹo truyền thông trên blog giúp tăng doanh số bán hàng vượt trội

 

9. Cản trở khách hàng mua sắm

 

 

Đừng tạo ra những yêu cầu bắt buộc mà khách hàng phải thực hiện để có thể tiến hành mua sản phẩm hoặc đơn thuần là chuyển sang trang khác. Khi thương mại điện tử còn mới phát triển, nhiều nhãn hiệu lớn đã yêu cầu khách hàng của mình phải tạo tài khoản thì mới bỏ sản phẩm vào giỏ hàng được nhưng lý thuyết này đã không còn đúng trong thời đại ngày nay. Bạn nên cho phép khách của mình mua hàng dưới danh nghĩa khách mua hàng bình thường rồi hãy đưa ra lý do thuyết phục họ đăng ký tài khoản để nhận được nhiều lợi ích khác.

 

Với top 9 sai lầm cần tránh mà bài viết đã chia sẻ, hy vọng đã giúp nhà quản lý bỏ túi những kiến thức hữu ích giúp kinh doanh hiệu quả. Chúc bạn thành công!