Kinh doanh nhỏ là tiền đề để có thể kinh doanh lớn về sau. Do đó, việc xây dựng những điều cơ bản rất quan trọng để có thể đi được đường dài và hướng đến thành công.
Xem thêm:
Kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực mỹ phẩm: Một vài gợi ý về các mặt hàng dễ “Hot”
Kinh doanh nhỏ với mô hình chậu hoa, cây cảnh
Tập tành kinh doanh nhỏ với mô hình quán ăn vặt
1. Xác định mục tiêu của bạn
Bạn muốn độc lập tài chính, để cuối cùng bán công ty cho người trả giá cao nhất? Hay bạn muốn thành lập công ty nhỏ và bền vững, nơi mà bạn làm việc và kiếm thu nhập ổn định ở đó? Đây là những điều cần biết rõ ngay từ lúc bắt đầu.
2. Chọn một ý tưởng kinh doanh nhỏ
Đó có thể là sản phẩm bạn luôn muốn làm hay dịch vụ bạn cảm thấy cần thiết cho mọi người. Đó cũng có thể là những xu hướng trong giới trẻ…Dù là bất cứ sản phẩm nào đi chăng nữa, hãy chắc chắn là bạn tin tưởng vào lựa chọn của mình.
Sẽ hữu ích (và vui vẻ) khi rủ thêm những người thông minh và sáng tạo tham gia cùng để tìm kiếm ý tưởng sáng tạo. Hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản như: “Chúng ta sẽ làm gì?” Mục đích ở đây không phải là tạo một kế hoạch kinh doanh nhỏ mà là tạo ra các ý tưởng.
Cân nhắc tài năng, kinh nghiệm và hiểu biết của bạn khi chọn ý tưởng. Kết hợp kỹ năng và kiến thức với nhu cầu thị trường sẽ tăng tỷ lệ thành công cho một ý tưởng kinh doanh.
Chẳng hạn, bạn có thể đã làm việc cho một công ty thiết bị điện tử trong nhiều năm. Bạn nhận thấy cộng đồng nơi bạn ở có nhu cầu đặc biệt đối với một mặt hàng điện tử nào đó. Bạn có thể kết hợp kinh nghiệm của mình với nhu cầu thị trường này để thu hút khách hàng.
3. Nghĩ ra một cái tên
Bạn có thể làm điều này trước khi bạn có ý tưởng kinh doanh. Nếu tên hay, nó có thể giúp bạn xác lập thương hiệu. Luôn luôn kiểm tra xem tên bạn dự định có đang được sử dụng bởi một người khác trước khi lựa chọn.
Cố gắng tạo ra một cái tên đơn giản và dễ nhớ. Ví dụ điển hình là tên thương hiệu nổi tiếng “Apple”. Những tên như vậy không chỉ đơn giản, dễ phát âm mà còn dễ nhớ. Lưu lại sâu trong tâm chí người tiêu dùng.
4. Tìm kiếm cộng sự của mình
Bạn sẽ làm một mình hay sẽ rủ một hoặc hai người bạn tham gia cùng? Việc làm cùng nhau mang lại rất nhiều lợi ích. Nhiều cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một cái đầu. Hãy nghĩ về những hình mẫu thành công trong lịch sử như: John Lennon và Paul McCartney; Bill Gates và Paul Allen; Steve Jobs và Steve Wozniak; và Larry Page và Sergey Brin…
Suy nghĩ về điểm yếu của bản thân hoặc những lĩnh vực mà bạn không có nhiều kiến thức. Tìm kiếm đối tác phù hợp với tính cách của bạn. Đó là những người có thể bù khuyết thiếu sót về kiến thức hoặc kỹ năng cho mình. Những mạnh ghép hoàn hảo là bí quyết để tạo nên một sức mạnh tổng thể.
5. Lựa chọn thông minh
Khi lựa chọn người đồng hành, hãy cẩn thận. Một người bạn tốt nhất chưa chắc đã là người có thể hợp tác tốt trong kinh doanh. Hãy bắt đầu với một người đáng tin. Bạn cần cân nhắc một vài yếu tố khi lựa chọn đối tác làm ăn:
- Người này có bổ sung điểm yếu của bạn không? Hay cả hai đều có kỹ năng giống hệt nhau? Nếu câu trả lời thứ hai là có, thì hãy suy nghĩ kỹ. Vì bạn sẽ có rất nhiều đầu bếp nấu cùng một món nhưng những món khác thì chẳng ai làm được.
- Bạn có hay nhìn bao quát vấn đề không? Những tranh luận về chi tiết nên được đưa ra và chúng đóng vai trò quan trọng để làm việc hiệu quả. Nhưng không nhìn thấy bức tranh tổng quát, công ty bạn có thể đi chệch hướng mà không thể sửa chữa. Hãy chắc rằng các thành viên cũng quan tâm đến mục đích nhiều như bạn.
Kinh doanh nhỏ là tiền đề để kinh doanh lớn. Do đó, việc xây dựng những điều cơ bản rất quan trọng để có thể đi được đường dài và hướng đến thành công.