- Lượt xem: 1331

Nếu bạn đang ấp ủ ý định kinh doanh; lĩnh vực đồ chơi trẻ em sẽ là một gợi ý khá “hay ho”. Trẻ em luôn được các bậc cha mẹ chăm sóc; và cung cấp cho những dịch vụ tốt nhất. Vì vậy, kinh doanh đồ chơi trẻ em bạn sẽ không lo khan hiếm nguồn tiêu thụ. Mặc khác, đây cũng là lĩnh vực kinh doanh sở hữu nguồn cung cấp hàng hóa phong phú; dễ dàng chọn lựa. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công; nhà quản lý cần lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể. Kế hoạch kinh doanh có vai trò quan trọng. Giúp nhà quản lý vạch rõ chiến lược kinh doanh; đi đúng hướng ban đầu; và tránh những thiếu sót không đáng có.

Dưới đây là 4 bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em đơn giản; hữu ích. Tạo điều kiện cho nhà quản lý chủ động đưa ra bản kế hoạch cụ thể cho mình.

Xem thêm: 

5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản và hiệu quả

Kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả với chỉ một ít vốn trong tay

Bước 1: Phân tích thị trường

Đây là bước đi đầu tiên mà bạn cần thực hiện và hoàn thành. Trong bước này, bạn cần tìm hiểu chi tiết, kỹ lưỡng về 3 đối tượng chính. Đó là: khách hàng, hàng hóa và đối thủ cạnh tranh.

Khách hàng

Phân tích thị trường kinh doanh đồ chơi trẻ em

Bạn cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Từ đó, đưa ra chiến lược kinh doanh mà đánh đúng tâm lý khách hàng. Tâm lý khách hàng vô cùng quan trọng. Khi bạn chinh phục được, bạn sẽ chiến thắng. Nhu cầu khách hàng ở từng độ tuổi là khác nhau. Vì vậy, độ tuổi cũng là một vấn đề bạn cần quan tâm.

Đối tượng tiếp cận các sản phẩm đồ chơi trẻ em thường có độ tuổi từ 10 tuổi trở xuống. Các đối tượng này có thể chia ra 3 phân khúc. Cụ thể là dưới 12 tháng tuổi, từ 1-5 tuổi; và từ 5-10 tuổi. Các phân khúc này có nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Vì vậy, bạn cần theo dõi để đưa ra được đối tượng phù hợp nhất.

Hàng hóa, sản phẩm

Dựa vào nguồn khách hàng, bạn có thể đưa ra được list danh mục sản phẩm. Sản phẩm thường dựa vào phân khúc có thu nhập từ cao xuống thấp. Với phân khúc thu nhập bình dân, hàng hóa bạn nhập không cần quá chất lượng; chi phí nhập hàng hóa không quá lớn. Ngược lại, với phân khúc cao cấp, bạn cần cân nhắc thương hiệu, chất lượng và chi phí nhập. Đối tượng khách hàng sẽ là cơ sở để bạn quyết định nguồn hàng và giá của sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh

Mới bắt đầu kinh doanh, kinh nghiệm non yếu, chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, thăm dò, học hỏi đối thủ là điều bạn chắc chắn phải làm. Bạn nên tìm hiểu những thất bại và thành công của họ, để rút kinh nghiệm cho mình.

Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường các đối thủ cạnh tranh; sẽ là một gợi ý tuyệt vời để bạn đặt cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em. Không đặt cửa hàng tại vị trí có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Bởi khi đó, sản phẩm của bạn sẽ khó đi đến tay người tiêu dùng. Bởi họ sẽ chọn cửa hàng lâu năm có thương hiệu hơn.

Bước 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực kinh doanh đồ chơi trẻ em

Phân tích điểm mạnh, yếu của lĩnh vực kinh doanh đồ chơi trẻ em

Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có mặt tốt, mặt xấu. Bạn cần phân tích thật kỹ để tận dụng tối đa các điểm tốt, và phòng tránh những mặt xấu.

Để quá trình phân tích được thuận lợi, bạn nên dựa theo mô hình SWOT. Mô hình bao gồm S (điểm mạnh), W (điểm yếu), O (cơ hội), T ( thách thức). Từ 4 đặc điểm này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực kinh doanh đồ chơi trẻ em.

Ví dụ, khi kinh doanh đồ chơi trẻ em bạn có điểm mạnh đó là dễ dàng tạo dựng lòng tin nhờ dịch vụ tư vấn tại cửa hàng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất chính là khó tiếp cận được với khách hàng (nếu chỉ kinh doanh tại cửa hàng).

Nhìn được những điểm mạnh, yếu đó, bạn sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Bổ sung thêm biện pháp hỗ trợ những khó khăn.

Bước 3: Xác định các hình thức tiếp cận khách hàng

Đối tượng bạn phục vụ là trẻ em. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh mới là khách hàng tiềm năng của bạn. Vì vậy, bạn cần tìm kiếm, xây dựng những hình thức tiếp cận khách hàng độc đáo, hiệu quả. Có 2 hình thức tiếp cận khách hàng chính.

Tiếp thị offline: Bạn có thể tiếp thị bằng cách phát tờ rơi, tổ chức minigame và những ưu đãi đặc biệt; nhân dịp khai trương cửa hàng. Đây sẽ là hình thức tiếp cận hợp lý. Tuy nhiên, hình thức này có một nhược điểm lớn. Đó là nó chỉ tiếp cận được với một lượng khách hàng tại địa điểm nơi bạn đặt cửa hàng. Nó không thể lan truyền trong khoảng không gian rộng.

Bên cạnh việc tiếp thị offline, truyền thống tại cửa hàng. Bạn có thể sử dụng những kênh bán hàng online để tiếp cận khách hàng. Bởi lẽ, hiện nay, xu hướng mọi người sử dụng internet vô cùng cao. Là thị trường tiềm năng để bạn khai thác. Bạn có thể tận dụng mạng xã hội facebook, instagram, zalo,…, các nhóm, hội kinh doanh đồ chơi trẻ em. Các sàn thương mại điện tử lớn; hay tạo lập một website chuyên nghiệp.

Bạn cũng có thể dùng hình thức gửi email, tuy nhiên, đây là hình thức ít hiệu quả. Bởi hầu như mọi người thường không chú ý tới ứng dụng này.

Bước 4: Xác định nguồn hàng và tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm đồ chơi trẻ em

Xác định nhà cung cấp sản phẩm đồ chơi cho bé

Phân tích thị trường giúp bạn xác định được nguồn hàng kinh doanh; đáp ứng nhu cầu đối tượng mà bạn hướng tới.

Việc tiếp theo đó chính là tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm cho lĩnh vực kinh doanh đồ chơi trẻ em. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp sản phẩm đồ chơi trẻ em. Vì vậy, bạn nên tham khảo, xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Bạn có thể tham khảo các nhà cung cấp ở các chợ lớn, các cơ sở sản xuất chính. Hoặc những nhà cung cấp ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc.

Bạn cũng có thể tham khảo các nguồn từ họ hàng, hoặc những người có kinh nghiệm để tránh trường hợp bị chặt chém.

Bạn hãy tìm cho mình nhiều mối hàng, thay vì một mối. Hãy đảm bảo nguồn cung liên tục để tránh thiếu hàng kinh doanh.

Trên đây là 4 bước đầu tiên giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em. Hãy xem tiếp phần II để có được những bước cụ thể nhất cho quá trình lập kế hoạch kinh doanh của mình.