- Lượt xem: 947

Cùng với sự phát triển của mô hình bán hàng đa kênh, xu hướng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng trở nên thịnh hành. Việc có một gian hàng ảo trên các chợ điện tử này tạo cho chủ shop những lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Mặc dù vẫn còn khá nhiều bất cập trong vấn đề quản lý hay vận chuyển, nhưng không thể phủ nhận rằng các sàn thương mại điện tử hiện nay đã trở thành một kênh mua bán phổ biến trong thời đại công nghệ bùng nổ.

BOTA xin chia sẻ một vài kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử rất bổ ích, để các bạn đang có ý định kinh doanh trên nền tảng này có thể tham khảo.

sàn tm điên tử

 

1. Hiểu rõ bản chất của sàn thương mại điện tử

 

Tất nhiên rồi. Ít ra bạn cũng phải nắm được sàn thương mại điện tử là gì và có những sàn nào đang hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều kênh thương mại điện tử nổi bật với nhiều chính sách và ưu đãi đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực tập trung với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, đơn cử có thể kể đến như Lazada, Sendo, Shopee, Adayroi…Điểm chung của việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử này là đều có hình thức đăng tải sản phẩm, quản lý cửa hàng riêng cho từng shop / doanh nghiệp, và các hoạt động bán hàng của bạn đều phải tuân thủ các quy định, điều lệ mà các kênh này đưa ra.

 

2. Hiểu và thực hiện nghiêm ngặt chính sách của từng kênh

 

Giống như mỗi khu chợ đều có những quy định dành cho tiểu thương, thì sàn thương mại điện tử cũng thế. Với vai trò là một người bán, bạn cần phải có những cam kết thực hiện đầy đủ những quy định đó, đồng thời cũng phải thực hiện thật nghiêm túc những chính sách mà mỗi kênh này đề ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu những điều khoản của cả người bán lẫn người mua, những quy định chung để khi xảy ra tranh chấp hay phát sinh những tình huống bất ngờ, bạn đều có đủ bình tĩnh và căn cứ pháp lý để xử lý được.

Tôn trọng và hành động theo luật chơi của từng kênh, là cách bạn tồn tại được lâu dài và kinh doanh hiệu quả tại các kênh bán hàng online này.

 

3. Chủ động lưu trữ thông tin khách hàng

 

Ngoài những lợi ích mà các sàn thương mại này mang lại thì không thể lưu ý tới những rủi ro tiềm tàng trong việc lưu trữ thông tin và lịch sử bán hàng. Khi bán hàng trên các trang thương mại điện tử, bạn không nên quá phụ thuộc vào hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng và lịch sử bán hàng có sẵn trên hệ thống. Thay vào đó, hãy có các phương tiện, phần mềm lưu trữ và ghi chép riêng để tiện đối chiếu và so sánh, phòng khi xảy ra các trường hợp bất trắc sau này. Việc quản lý, theo dõi cẩn thận sẽ giúp hoạt động bán hàng của bạn bài bản, chuyên nghiệp và dễ mở rộng hơn.

 

4. Nhanh chóng xử lý đơn hàng trong vòng 24h

 

Trong nhiều trường hợp, khách hàng có xu thế phân vân và dễ dàng thay đổi hay hủy bỏ đơn hàng trong quá trình chờ đợi bạn xử lý đơn hàng quá lâu. Điều này sẽ khiến bạn mất đi một khoản doanh thu không nhỏ.

Kinh nghiệm là hãy nhanh chóng xử lý đơn hàng nhanh nhất có thể, tối đa là trong vòng 24h phải hoàn tất các bước như gọi điện xác nhận, đóng gói và gửi cho đơn vị vận chuyển. Kể cả khi bạn thực hiện được tất cả những điều đó cũng chưa chắc đơn hàng của bạn 100% được hoàn tất, nhưng dù sao vẫn còn hơn là bạn chẳng có phản hồi gì với những đơn hàng đó.

 

5. Tỉ mỉ trong từng khâu đóng gói

 

Khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, việc vận chuyển hàng là điều chắc chắn xảy ra thường xuyên. Khoảng cách càng xa thì rủi ro hỏng, vỡ càng lớn. Một tip nhỏ khi bạn đóng gói sản phẩm là nên sử dụng các hộp carton, hoặc các loại xốp bong bóng, sẽ hạn chế tối đa nhất mức độ hỏng do quá trình vận chuyển gây ra.

Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo của bạn dành cho khách hàng, gây được ấn tượng và khiến họ gắn bó với sản phẩm của bạn hơn, giảm thiểu rủi ro hàng bị vỡ, hư hỏng khiến khách hàng không hài lòng hoặc từ chối nhận hàng / trả lại hàng của bạn.