- Lượt xem: 647

Bán hàng đa kênh có vai trò như thế nào đối với việc bán lẻ? Đây là câu hỏi được nhiều nhà kinh doanh đặt ra khi bắt đầu áp dụng bán hàng đa kênh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh nhé!

 

1. Bán hàng đa kênh Omnichannel là gì?

 

 

Trước hết chúng ta cần hiểu thuật ngữ bán hàng đa kênh hay còn biết tới là Omnichannel là gì?. Bán hàng đa kênh là một chiến dịch marketing phủ sóng trên mọi kênh, mọi phương tiện thông tin đại chúng. Ở đó người tiêu dùng có nhiều cơ hội tìm hiểu và mua sắm theo nhiều cách khác nhau. Họ có thể mua sắm thông qua cửa hàng, mua sắm trực tuyến, các thiết bị điện thoại thông minh hoặc thậm chí là máy tính bảng.

 

Khái niệm “omnichannel” đã và đang lan truyền với tốc độ nhanh chóng mặt. Theo đó các nhà quản lý hoạt động bán lẻ cũng kịp thời nắm bắt và tìm hiểu về xu hướng này. Vậy thì tại sao bán hàng đa kênh lại có thể thu hút các doanh nghiệp bán lẻ đến vậy?

 

2. Bán hàng đa kênh Omnichannel giúp cạnh tranh tốt hơn

 

“Omnichannel” là một phương thức bán hàng mới, nó không thay đổi gì nhiều so với khi mới hình thành mà trái lại nó ngày càng lan rộng một cách mạnh mẽ. “Omnichannel”  không chỉ là kinh nghiệm đáng để tích lũy mà đồng thời với mỗi khách hàng trải nghiệm nó, chắc chắn họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ. Tất cả các dẫn chứng trên đều cho thấy việc áp dụng “omnichannel” là hoàn toàn cần thiết và điều này sẽ cải thiện đáng kể doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

 

Tất cả các nhà bán lẻ đang cuốn theo trào lưu “omnichannel” và cửa hàng của bạn rất có thể sẽ gặp phải những rủi ro lớn nếu không làm như vậy. Đừng nghĩ rằng bán hàng đa kênh không quan trọng, và bạn chỉ cần những thay đổi nhỏ trong việc bán hàng sẽ khiến người tiêu dùng có những cái nhìn tích cực về doanh nghiệp của bạn. Tất cả sẽ không thể xảy ta trừ khi bạn tạo ra một trải nghiệm bán hàng đa kênh.

 

3. Xu hướng mua sắm Showrooming ngày càng tăng

 

 

Trong một cuộc thăm dò trên tạp chí Business Insider thì chỉ có 46% khách hàng xem sản phẩm trực tiếp tại các “showroom” trước khi quay lại mua hàng trực tuyến. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn không tiếp cận kinh doanh online, không biết tới khái niệm “omnichannel” và tận dụng bán hàng đa kênh, thì tất nhiên sẽ đánh mất 46% những khách hàng tiềm năng này.

 

Kể từ khi xuất hiện phương thức kinh doanh trực tuyến, khách hàng đã có thể tới các “Showroom” (hay cửa hàng, nơi trưng bày sản phẩm) và tận mắt kiểm tra những sản phẩm mình có ý định mua sau đó đặt mua hàng trực tuyến tại nhà. Tất nhiên giá có thể sẽ rẻ hơn so với việc mua trực tiếp tại cửa hàng.

 

Tham khảo: Top 7 lời khuyên giúp xây dựng thương hiệu bán hàng đa kênh chuyên nghiệp

 

4. Webrooming lên ngôi, omnichannel càng quan trọng hơn

 

Trái ngược với xu hướng mua sắm showrooming. Nếu như showrooming là cách mua sắm mà người tiêu dùng sẽ đến tận nơi để xem đồ sau đó quay về nhà đặt hàng trực tuyến, thì webrooming có nghĩa là khách hàng sẽ xem đồ trên Internet trước và sau đó mới tới cửa hàng để mua. Cũng theo một cuộc khảo sát của Business Insider thì có tới 69% người tiêu dùng hiện nay đang mua sắm thông qua webrooming.

 

Thế nhưng có rất nhiều cách để tạo ra sự hiện diện của ‘omnichannel”. Ví dụ bạn có thể trưng bày sản phẩm tại một quầy hàng giới thiệu trong các hội chợ thương mại hay hội chợ về trưng bày sản phẩm hàng tiêu dùng, nhưng nhớ thông báo thời gian bạn sẽ tham dự các sự kiện này trên trang web của mình. Bằng cách đó bạn có thể thông báo về sự hiện diện của mình mà không mất quá nhiều chi phí.

 

5. Bán hàng đa kênh, xu hướng tiếp thị mới không thể chối từ

 

 

Nhìn vào thực tế, nếu muốn bán bất kì một sản phẩm gì thì bạn đều cần một nơi nào đó để có thể trưng bày sản phẩm. Và thay vì đầu tư một khoản tiền lớn thuê mặt bằng, xây dựng cửa hàng và bày trí sản phẩm trên kệ, thì giờ đây các chủ shop online có thể cùng lúc trưng bày hàng ngàn sản phẩm một cách dễ dàng ngay trên website và các kênh online khác. Con số này lớn hơn rất nhiều so với việc kinh doanh thông qua cửa hàng.

 

Không những vậy các đại lý sử dụng kệ để trưng bày sản phẩm còn hạn chế không gian rất nhiều cũng như không tạo ra những thay đổi lớn khiến người tiêu dùng cảm thấy hứng thú.

 

6. Bán hàng đa kênh giúp lôi kéo thêm nhiều khách hàng

 

Lượng người truy cập trên các trang mạng xã hội trong một ngày là rất nhiều. Vì vậy việc kinh doanh thông qua các phương tiện truyền thông là vô cùng thuận lợi và dễ dàng. Các chủ shop có thể thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía người tiêu dùng nếu áp dụng cách này.

 

 

Vì vậy đừng ngần ngại tìm hiểu và tiếp cận thêm các kênh bán hàng như Facebook, zalo, các sàn TMĐT Sendo, Lazada, Adayroi…. Sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông và phương thức bán hàng trên mọi mặt trận có thể giúp chúng ta lôi kéo thêm được rất nhiều khách hàng tiềm năng.

 

Với những lợi ích mà phần mềm quản lý bán hàng đa kênh đem lại cho việc quản lý bán hàng và kinh doanh của bạn như vậy. Còn đắn đo gì nữa mà không áp dụng ngay phần mềm quản lý bán hàng đa kênh vào việc kinh doanh của mình nữa.

 

Xem thêm: Các yếu tố gây cản trở quản lý bán hàng đa kênh bạn nên biết