Những ngày qua, báo chí trong nước và Hàn Quốc ngập tràn tít đăng: “Cộng Cà Phê đã có cửa hàng đầu tiên tại Seul”; “Cộng Cà Phê thâm nhập thị trường Hàn Quốc”;… Một thị trường đầy rẫy các quán cà phê đẹp, lạ cùng với giới trẻ được cho là “khó tính”. Chiến lược Marketing đầy thách thức, mạo hiểm của Cộng đã và đang gây ra phản ứng gì?
Xem thêm:
Top 4 cách tạo chiến lược bán hàng đa kênh thành công
Các chiến lược để kinh doanh vật liệu xây dựng thành công
6 bí quyết content marketing dẫn đầu kinh doanh dịp Lễ
Tại sao Cộng “hot” tại Việt Nam?
Cộng ra đời năm 2007, trên con phố Triệu Việt Vương; do ca sĩ Linh Dung làm chủ cùng một người bạn. Nhắc đến Cộng, người ta nghĩ ngay đến những quán cà phê màu xanh bộ đội. Nghĩ đến những khung cảnh thời bao cấp. Đó là cái hay, cái riêng mà không đâu lẫn lộn được.
Có thể tạm khẳng định: Thành công một phần của Cộng là phong cách kinh doanh độc – lạ. Người ta đến đây để nhớ về những ký ức xưa; hay là những bạn trẻ thế hệ mới thì tò mò về những đồ vật xưa. Thời bao cấp – cái thời gian khó mà người ta từng muốn quên đi. Nhưng Cộng xuất hiện làm người ta lại muốn đến, thư giãn và nhìn lại để thấy cha ông ta đã trải qua những khó khăn gì.
Bạn có thể dễ dàng thấy điều đó qua những bức hình tư liệu, những đồ vật trang trí, những câu khẩu hiệu. Cách mà chị chủ Linh Dung bài trí đồ vật, làm chúng tự nhiên và quen thuộc không tưởng. Có vị khách quen của Cộng nói: “ Tôi đến đây vì thưởng thức cái tinh thần, sự thư giãn, bỏ quên hết mọi thứ ồn ã ngoài kia; Giá của cộng không hề rẻ nhưng phong cách ở đây thật sự thu hút”
Đúng vậy, giá của Cộng không phải thuộc hàng rẻ, đồ uống cũng không được đánh giá xuất sắc. Nhưng người ta vẫn thấy khách đến nườm nượp. Tôi cho đó là tinh thần mà Cộng mang lại. Ngay chữ Cộng, là lấy từ câu “Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Màu sắc của tất cả các quán là màu xanh bộ đội, trang trí bởi nhiều đồ vật lính thời xưa.
Chiến lược Marketing đầu tiên và hành trình mở rộng
Ngay từ đầu, hãng đã hướng tới những thứ giản dị và thân thuộc nhất với người dân Việt Nam. Có thể theo dõi trên page của Cộng, các chiến dịch Marketing mà hãng này đưa ra như: bán đồ lưu niệm, “xưa nay, nay mãi’,… . Các chiến lược Marketing đều nhằm đánh vào tinh thần dân tộc. Hướng người ta về những giá trị xưa cũ đã bị lãng quên; một thời khó khăn đã trải qua.
Vì thế ngay khi mới ra mắt, Cộng đã trở thành thương hiệu nổi bật so với các đối thủ. Nó mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm. Từ 2007 đến nay, Cộng đang sở hữu hơn 50 quán trên cả nước. Và năm 2018 này, chính thức có cơ sở đầu tiên trên đất Hàn.
Tại sao là Hàn Quốc?
Người Hàn Quốc có văn hóa và sở thích khá tương đồng với người Việt Nam. Thực tế cho thấy. người Hàn mê mẩn đồ uống tại Cộng; đặc biệt là thức uống chủ chốt ở đây “Cà phê cốt dừa”.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều người Hàn Quốc đến Cộng. Vì vậy, xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc là một quyết định hợp lý của hãng này.
Chiến lược Marketing đầy thách thức trên đất Hàn
Vậy Cộng đã đưa ra chiến lược Marketing gì để xâm nhập vào thị trường cực kì phát triển này. Giới trẻ Hàn cũng rất thích uống cà phê. Họ thích đến những quán cà phê sang chảnh, thiết kế độc đáo.
Tìm hiểu tâm lý dân Hàn
Để đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả, đương nhiên nghiên cứu tâm lý khách hàng là điều không thể bỏ qua. Ngoài sở thích, xu hướng, trend thì yếu tố văn hóa cũng cần được khai thác.
“Cái đẹp” sẽ là thứ dễ in sâu vào tâm lý khách hàng hơn cả. Cộng rất tỉ mỉ trong việc trang trí từng đồ vật cho quán đầu tiên bên đất bạn. Phải làm sao cho mang đậm phong cách Việt Nam nhưng vẫn chuẩn gu Hàn.
Người Hàn rất yêu thích nhiều món tại Việt Nam như Phở, Nem rán, Bún chả,… Vậy nên, đánh giá qua thì họ có gu ăn uống khá giống người Việt.
Vì vậy, khi mang Cộng qua Hàn, Hãng này tự tin đưa “Cà Phê Cốt dừa” thâm nhập vào giới trẻ Hàn.
Sử dụng tiếp thị truyền thông
Chỉ chưa đầy 2 ngày khi ra mắt, mức độ phủ sóng thông tin và check – in trên mạng xã hội đặc biệt là Instagram đã rầm rộ.
Giới trẻ nước bạn đã kéo nhau tới xếp hàng để có thể thưởng thức đồ uống và Check – in tại quán từ lâu đã nổi bên Hàn. Thậm chi có cả các vlogger người Hàn tới quay trải nghiệm Cộng. Tất cả các công cụ tiếp thị truyền thông này đã cộng hưởng đưa Cộng trở thành nơi mà dân Hàn “phải đến”.
Quán được đặt trên con phố Yeonam Dong – là khu phố nổi tiếng thời thượng tại Seul.
Hãng đã sử dụng Facebook làm công cụ truyền thông chính cho những bài post về sự xuất hiện của quán. Thu hút được rất đông sự quan tâm của giới trẻ cả Việt và Hàn.
Cạnh tranh giá
Được biết, giá của đồ uống Cộng bên này rời vào 5000- 6000 won. So với giá của Starbucks là 6000-7000 won hoặc các quán nội địa; Cộng được đánh giá là giá khá mềm. Menu thì phong phú, độc lạ, nhiều món ăn Việt Nam.
Có thể nói, đây đều là những thành công bước đầu của chiến lược Marketing tại thị trường Hàn. Thành công của Cộng cũng mở ra những cú hích cho các chuỗi cà phê tại Việt Nam tiến ra thị trường Châu Á.