- Lượt xem: 1464

Theo Giám đốc của Starbucks Việt Nam, bà Patricia Marques, nhãn hiệu cà phê hàng đầu thế giới không cần thiết phải hòa nhập với văn hóa Việt Nam bởi các khách hàng đều muốn được thưởng thức hương vị của Starbucks giống với bất cứ nơi nào trên thế giới.

 

Tốt nghiệp ngành Marketing tại Đại học FPT vào năm 2017, Nguyễn Hoàng Đức (Jack) đã quyết định trở thành một barista tại cửa hàng Starbucks Reserve ở phố Nhà Thờ, Hà Nội sau một thời gian làm việc part-time cho công ty này trong suốt thời sinh viên.

 

 

Quyết định trở thành một barista toàn thời gian cho Starbucks chỉ trong một thời gian ngắn nhưng Jack lại đang là một trong những barista giỏi nhất của thương hiệu này tại châu Á. Vào tháng 5/2018, Jack đã giành giải Quán quân trong cuộc thi Barista của Starbucks Việt Nam năm 2018. Chiến thắng này đã mở đường cho anh tham gia vào cuộc thi Barista khu vực Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 10 vừa rồi.

 

Trong những ngày này, Jack đang bận rộn chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày tới trụ sở của Starbucks tại Mỹ và tới các quốc gia có cửa hàng Starbucks. Chuyến đi này được tài trợ hoàn toàn bởi Starbucks Việt Nam, nhằm giúp anh mở rộng kiến thức, trải nghiệm và nắm lấy các cơ hội học hỏi từ những barista tài giỏi của Starbucks trên toàn thế giới.

 

 

Bà Patricia Marques, Giám đốc Starbucks Việt Nam đã chia sẻ rằng bà cũng bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc là một barista của Starbucks ở California nhiều năm về trước.

 

Qua thời gian, nhờ có môi trường làm việc cởi mở với nhiều cơ hội, không chỉ Patricia mà cả nhiều nhân viên lâu năm của Starbucks tại các thị trường khác trên khắp thế giới đã được đào tạo và có khả năng đạt được vị trí của họ hiện nay.

Patricia nhấn mạnh rằng “Vì lý do đó, tôi muốn công ty của chúng tôi có thể tiếp tục phát triển là một nơi kết hợp tuyệt vời giữa môi trường làm việc cởi mở và những người có khả năng. Những người thành công tại Starbucks luôn kể chuyện của họ, và đó là cách mà văn hóa Starbucks mở rộng.”

 

Tiến vào thị trường Việt Nam từ tháng 2/2013 với cửa hàng đầu tiên tại TP HCM, cho đến nay, Starbucks đã mở 39 cửa hàng tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng. Trong tương lai gần, số cửa hàng Starbucks tại Việt Nam sẽ tăng lên 45 cửa hàng.

Sau đó, Starbucks sẽ tập trung vào các thị trường lớn tại Đà Nẵng và Hải Phòng. Patricia cho biết chiến lược tương lai của Starbucks là đầu tư vào các cửa hàng có vị trí xa trung tâm thành phố.

 

Bà Patricia nhấn mạnh “Chúng tôi phát triển cùng với sự phát triển của thành phố. Năm ngoái, Hà Nội tiếp tục mở rộng và mọi người đã chán phải sống trong khu vực trung tâm thành phố. Họ tìm kiếm không gian xanh sạch cho gia đình mình.”

 

“Chúng tôi không cạnh tranh để mở nhiều cửa hàng hơn”

 

Mặc dù từ lâu Starbucks đã được gắn mác là thương hiệu cà phê đắt đỏ, Patricia đã khẳng định rằng mức giá mà Starbucks đưa ra không hề cao so với các thương hiệu khác.

 

Số lượng khách hàng của Starbucks sẽ tăng lên qua các năm. Đây là một điều dễ hiểu bởi thu nhập ngày càng tăng của người Việt Nam và sự phát triển về quy mô của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Chỉ mới vài tuần trước, Starbucks Việt Nam đã giới thiệu tới các khách hàng về thẻ Starbucks phục vụ cho hệ thống trả tiền không tiền mặt.

Trong khi nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới đến Việt Nam và bỏ đi chỉ sau một thời gian ngắn, Starbucks quyết định ở lại và phát triển mặc dù họ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu cà phê nội địa và quốc tế như Highlands Coffee, Trung Nguyên, Phúc Long,…

 

Patricia tiết lộ “Chúng tôi không cạnh tranh để mở nhiều cửa hàng hơn. Chúng tôi muốn tập trung vào việc đầu tư chiến lược lâu dài trong 20-30 năm thay vì chỉ trong một giai đoạn 12 tháng ngắn ngủi.”

 

Bên cạnh đó, so sánh giá thuê cửa hàng tại Việt Nam và các quốc gia khác, Patricia cho biết giá thuê các cửa hàng tại Việt Nam của họ không hề rẻ. “Chúng tôi không tìm kiếm những địa điểm có giá thuê rẻ. Chúng tôi tìm những địa điểm hợp lý. Tại Việt Nam, chúng tôi kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, chứ không phải tiết kiệm tiền”, bà Patricia nhấn mạnh.

Hiện nay, nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu Starbucks có nên thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam hay không. Sau 05 năm làm việc tại Việt Nam, bà Patricia đã rút ra kết luận rằng việc thay đổi là không cần thiết, áp dụng cho Starbucks nói riêng và những công ty nước ngoài khác tại Việt Nam nói chung.

 

Người đứng đầu Starbucks Việt Nam cho biết “Người Việt không muốn chúng tôi thay đổi công thức. Họ muốn thưởng thức một cốc đồ uống Starbucks mà có hương vị như ở bất kỳ cửa hàng Starbucks nào trên thế giới.”

Vì vậy, sẽ không có sự khác biệt nào về hương vị đồ uống tại các thị trường khác nhau. Nếu có, sự khác biệt đó sẽ đến từ địa điểm hoặc quy mô cửa hàng. Ví dụ như ở Nhật Bản, các cửa hàng Starbucks nhỏ hơn rất nhiều bởi số lượng bất động sản hạn chế.

 

Ở Hong Kong, các cửa hàng Starbucks thường có mặt tại các tầng trên trong các tòa nhà bởi người Hong Kong thường mua sắm theo chiều dọc. Bên cạnh đó, đồ ăn tại các cửa hàng cũng sẽ khác nhau. Starbucks luôn cố gắng biến hóa menu để thích hợp với nhiều khẩu vị khác nhau.

 

Chia sẻ về các thách thức khi kinh doanh tại Việt Nam trong những năm gần đây, Giám đốc Starbucks cho biết có rất nhiều thách thức nhưng không phải bởi vì họ kinh doanh tại Việt Nam. Ví dụ, chuỗi cửa hàng cho đến năm nay đã phát triển mạnh hơn rất nhiều so với 10 năm trước. Vì vậy việc quản lý tốt thật sự là một vấn đề khó khăn.

Patricia chia sẻ “Ngay cả những thị trường giàu có như Singapore và Hong Kong cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ở Starbucks, mỗi nhánh lại phải đối mặt với thách thức khác nhau. Nhưng nhờ vào những điều ấy mà Starbucks có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Tôi rất may mắn khi có được một đội ngũ luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi tìm các giải pháp thay vì để tôi giải quyết chúng một mình.”

 

Một trong những công cụ tuyệt vời hỗ trợ các chủ doanh nghiệp cà phê quản lý chuỗi cửa hàng cà phê của mình chính là phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp. Những tính năng vượt trội sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các khó khăn trong việc quản lý kho hàng, nhân sự, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm,…

 

Cùng Bota tìm hiểu thêm về những nhân tố ảnh hưởng tới việc kinh doanh của thương hiệu Starbucks qua phân tích SWOT tại đây.


Chia sẻ: