- Lượt xem: 675

Chỉ còn hơn một tháng nữa là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực. Cơ hội cho Việt Nam mở ra nhiều nhưng cũng đồng nghĩa với không ít cơ hội. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp phải cạnh tranh với các thị trường mạnh như: Australia, New Zealand,… Vậy ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những định hướng gì trước khi CPTPP có hiệu lực? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết dưới đây.

 


Mục tiêu nông nghiệp trong CPTPP là Nhật Bản

Nhật Bản luôn là một thị trường nhập khẩu nông sản số lượng lớn. Ước tính con số nông sản mà Nhật Bản hướng tới sẽ nhập khẩu lên đến 86%. Đây chính là cơ hội lớn cho Việt Nam khi tham gia CPTPP; bởi cùng là đối tác trong khối; nên những ưu đãi về chính sách xuất, nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp Việt được lợi hơn nữa.

Nông sản Việt xuất hiện nhiều trong các siêu thị Nhật Bản
Nông sản Việt xuất hiện nhiều trong các siêu thị Nhật Bản

Trong những năm gần đây, Nhật Bản dần coi trọng những sản phẩm nông sản đến từ Việt Nam. Xu hướng sắp tới của Nhật sẽ mở rộng hợp tác với Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Việc tạo dựng được sự tin cậy cho đối tác Nhật Bản; chính là chìa khóa mở đường cho CPTPP. Khi mà chúng ta có thể đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm nông sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Với con số 126,8 triệu dân Nhật, Việt Nam có thể trở thành một nguồn xuất khẩu nông sản mạnh cho Nhật Bản. Cùng với các hiệp định CPTPP và EVFTA; đây là cơ hội lớn để nông nghiệp Việt có thế hợp tác với các quốc gia sở hữu công nghệ cao trong ngành này. Cụ thể như: Israel, Australia,.. Từ đây, Việt Nam sẽ nhanh chóng cải cách để đi theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa trong phát triển nông nghiệp.

 


Đưa nông nghiệp thuần túy thành nông nghiệp 4.0

Nước ta có số người làm nông nghiệp bằng số người làm nông nghiệp 11 nước CPTPP cộng lại. Tuy nhiên, năng suất nông nghiệp vẫn ở mức thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Người Việt Nam thường quan niệm làm nông dân sẽ không thể nào khá lên được; cũng như vậy; đất nước sẽ không thể làm giàu từ nông nghiệp. Tuy nhiên; nếu là nông nghiệp thời đại 4.0; nhất định sẽ đem lại lợi ích lớn cho Việt Nam

Nếu cứ tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp thuần túy, chúng ta chỉ có thể đóng góp từ 10-15% GDP. Nhưng nếu áp dụng công nghệ cao, thì tỉ lệ ấy có thể nâng lên dao dộng khoảng từ 25-35%. Ngoài ra; nếu gắn các ngành công nghiệp và dịch vụ vào các hoạt động đầu ra, vào của sản xuất và chế biến nông sản; thì sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và đem lại lợi nhuận cao cho người lao động.

Cần có sự chuyển đổi từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu CPTPP
Cần có sự chuyển đổi từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu CPTPP

Hiện tại, nông nghiệp công nghệ cao đã tương đối phổ biến ở nước ta. Việc ứng dụng máy móc hiện đại, canh tác nông nghiệp theo mô hình tập trung; vận dụng các ưu thế của công nghệ số vào lĩnh vực này đem lại nguồn lợi lớn cho nhà sản xuất. Cả nước có khoảng 30 khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, khoảng 10 khu đã đi vào hoạt động.  Chính phủ cũng chú trọng phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; do đó; Việt Nam có các chính sách ưu đãi về đất nông nghiệp, hay những gói tín dụng hàng trăm nghìn tỷ đồng,… Tham gia vào CPTPP, các chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ còn phải được đẩy mạnh hơn nữa.

 


Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

            Đồng thời với chính sách đầu tư vào lĩnh vực sản xuất; dây chuyền nông nghiệp hiện đại; Việt Nam cũng cần chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Các quốc gia trong CPTPP đều là những thị trường yêu cầu cao và tương đối nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Lấy ví dụ như thị trường Nhật Bản là thị trường mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới. Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ sinh Nhật Bản, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật,… Do đó, sản phẩm nông nghiệp không thể không đảm bảo các chỉ tiêu mà quy định chung đề ra.

Sản phẩm nông sản ngày càng nâng cao chất lượng nhằm hội nhập CPTPP
Sản phẩm nông sản ngày càng nâng cao chất lượng nhằm hội nhập CPTPP

Hiện nay sự minh bạch trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm. Chúng ta chỉ nói thực phẩm sạch vẫn chưa đủ, khách hàng cần phải có bằng chứng mới tin tưởng. Như vậy, sự minh bạch từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ thông qua một mã vạch và người mua hàng có thể tra cứu toàn bộ quá trình từ mã đó.

Ngoài thị trường kinh doanh truyền thống, thị trường online cũng sôi động với các sản phẩm nông nghiệp. Với xu hướng mua hàng online như vũ bão, các doanh nghiệp cần chú trọng vào cài đặt các phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, kết hợp với bán hàng đa kênh. Đồng thời tăng tương tác với khách mua hàng thông qua phần mềm chat trực tuyến với khách hàng. Áp dụng những kinh nghiệm đó vào bán nông sản online; nhất định sẽ thu được doanh thu tối ưu.


Kết luận

Ngành nông nghiệp Việt Nam nếu muốn hướng tới CPTPP; cần phải có sự đầu tư và hỗ trợ từ phía người sản xuất nông nghiệp. Nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và các đơn vị sản xuất; chắc chắn nông nghiệp Việt sẽ có chỗ đứng trong khối CPTPP.