Một người bạn của tôi làm trong nghề khách sạn luôn than thở rằng “chẳng bao giờ có thể ngóc đầu” lên được ở cái nghề này. Những lúc như vậy tôi chỉ biết an ủi bằng câu chuyện về người đàn ông từ nhân viên rửa bát trở thành quản lý khách sạn hàng đầu Việt Nam. Câu chuyện đó tôi tin rằng sẽ truyền cảm ứng cho không chỉ bạn tôi và có thể cho tất cả mọi người. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của Philip Beriman – Tổng Giám đốc khách sạn InterContinental Nha Trang; để tiếp thêm động lực cho hành trình khởi nghiệp của bạn!
Dù ở vị trí nào cũng cần nhất là thái độ
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo nghề khách sạn; Philip Beriman đã sớm định hướng được con đường của mình trong lĩnh vực này. Bản thân gia đình ông cũng kinh doanh dịch vụ khách sạn; nên ông đã sớm ý thức được việc nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân. Philip Beriman lựa chọn con đường sang Nhật; nâng cao chuyên môn tại một nhà khách nhỏ thuộc sở hữu gia đình.
Khác với nhiều người thường sẽ ỷ lại vào gia đình mà thực tập những vị trí cao như quản lý. Nhưng Philip Beriman lại khởi đầu với công việc rửa bát đĩa trong vòng 6 tháng. Ngay cả trong chuyện rửa bát đĩa; ông cũng dành cho nó thái độ cực kỳ nghiêm túc; thay vì coi thường công việc này. 6 tháng tiếp theo ông bắt đầu lên làm nhiệm vụ điều phối sảnh. Tiếp tục đứng quầy tiếp khách trong vòng 6 tháng nữa. Hành trình trên con đường kinh doanh khách sạn của Philip Beriman đi lên từng bước một.
Lựa chọn cơ duyên với Nhật Bản
Về sau; ông quay trở lại Australia và đảm nhiệm một vai trò cao hơn: Lễ tân. Ông chuyên trách về khách Nhật. Chia sẻ lý do vì sao lựa chọn Nhật Bản; ông cho rằng: “Theo tôi văn hóa Nhật giúp mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất trên thế giới. Tôi đã có hai cơ hội để sống tại Nhật, lần đầu tiên cách đây 20 năm và cho đến hiện tại, chất lượng dịch vụ không thay đổi gì. Niềm tự hào của người Nhật được xây dựng trên dịch vụ, họ quan tâm đến từng tiểu tiết nhỏ nhất để đảm bảo cho sự nghỉ ngơi của khách được tiện lợi nhất.”
Chúng ta đều biết sự tỉ mỉ và cẩn thận của người Nhật trong mọi trường hợp đều đem lại trải nghiệm tốt nhất. Đối với kinh doanh khách sạn; học hỏi điều đó là cần thiết. Bạn làm hài lòng vị khách khó tính nhất; nghĩa là bạn đã đủ nhạy bén và tinh tế để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.
Nghiêm túc từ trong những việc nhỏ nhất như rửa bát; cho thấy Philip Beriman dành thái độ tôn trọng cho công việc kinh doanh khách sạn của mình. Nếu không phải xuất phát từ những việc nhỏ; thì làm sao có thể đủ tinh tế để giải quyết những chuyện lớn sau này?
Xem thêm: Văn hóa Nhật Omotenashi trong kinh nghiệm quản lý khách sạn
Làm công việc gì cũng phải xuất phát từ tình yêu
Với Philip Beriman; tình yêu đó dành trọn cho công việc kinh doanh khách sạn. Không phải ai cũng đủ nghiêm túc và thái độ để bắt đầu với công việc rửa bát. Bằng sự kiên trì của bản thân; ông đã vượt qua được sự chán nản mà thực sự nghiêm túc với công việc. Đây là một bài học quý giá cho những người trẻ mong muốn khởi nghiệp. Không ai có thể giỏi làm lãnh đạo ngay từ đâu; hãy xuất phát từ những điều nhỏ bé để tiến tới những mục đích to lớn hơn.
Philip Beriman tâm niệm làm dịch vụ phải bằng tất cả trái tim. “Trong một thế giới quá bận rộn và mệt mỏi như hiện nay, dịch vụ hoàn hảo luôn nổi bật và khách hàng nhớ đến điều đó và rồi họ sẽ quay lại.”
Từ một vị trí thấp nhất trong khách sạn; đồng nghĩa với việc Philip Beriman có thể nhìn nhận mọi khía cạnh từ góc độ nhỏ nhất. Nếu không có vốn hiểu biết trong từng vị trí khách sạn; sẽ không thể trở thành một người quản lý tốt.
Bí quyết thành công trong quản lý khách sạn
Trên cương vị Tổng Giám đốc khách sạn InterContinental Nha Trang; chắc chắn áp lực cho Philip Beriman là không hề nhỏ. Bí quyết thành công trên địa hạt quản lý khách sạn có lẽ phải kể đến sự cầu toàn trong công việc của con người này. Không chỉ nhận áp lực từ mỗi khâu quản lý; Philip Beriman còn tự tạo ra áp lực cho chính mình. Điều này xuất phát từ những trăn trở của ông khi nhận định: “Tôi nghĩ rằng trong cương vị của một nhà quản lý khách sạn, có quá nhiều áp lực, và áp lực mỗi ngày lại khác nhau. Áp lực lớn nhất chính là việc mỗi ngày qua đi, bạn luôn phải nghĩ làm thế nào để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách.”
Công việc quản lý khách sạn cũng không chỉ dừng lại ở việc đưa hệ thống vào vận hành tốt nhất. Nó còn được thể hiện ở khía cạnh nắm bắt được xu hướng của khách hàng; từ đó; tạo ra những thay đổi phù hợp để biến dịch vụ kinh doanh khách sạn tối ưu nhất.
Kết luận
Từ nhân viên rửa bát trở thành quản lý khách sạn hàng đầu Việt Nam; nghe thì có vẻ như một câu chuyện cổ tích; nhưng chính xác những điều ấy đã diễn ra. Dù bạn đam mê lĩnh vực quản lý khách sạn nói riêng; hay những lĩnh vực khác nói chung; hãy học tập những bài học thành công quý giá của người đàn ông này. Tôi tin đây sẽ là động lực lớn cho thế hệ trẻ vững bước trên con đường khới nghiệp; bất kể xuất phát điểm có như thế nào.